Samsung đang làm gì để bảo vệ bí mật trước các gián điệp Trung Quốc
Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rất rõ về hoạt động gián điệp công nghệ, đặc biệt từ Trung Quốc đối với bí mật đến từ Samsung, bên cạnh các công ty khác như LG.
Theo dữ liệu từ cơ quan tình báo hàng đầu của Hàn Quốc (NIS), trong 5 năm kết thúc vào năm 2019, 123 trường hợp rò rỉ công nghệ từ Hàn Quốc đã được ghi nhận. Hầu hết các vụ rò rỉ đó (83) đến từ Trung Quốc, nhiều vụ liên quan đến công nghệ mà các công ty Hàn Quốc đang dẫn đầu các đối thủ cạnh tranh, bao gồm chất bán dẫn, màn hình và đóng tàu.
Vào tháng 8 năm ngoái, ba người đàn ông đã bị bắt khi cố gắng tiết lộ bí mật về màn hình OLED của Samsung cho Trung Quốc. Theo báo cáo, họ hiện đang phải đối mặt với ít nhất 3 năm tù giam.
Nhằm bảo vệ trước các tài sản trí tuệ của mình, Samsung áp dụng các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt để ngăn nhân viên đánh cắp dữ liệu nhạy cảm. Máy ảnh và chức năng ghi âm trên smartphone của nhân viên bị vô hiệu hóa trong phòng thí nghiệm và nhà máy. Giấy in tại một phòng thí nghiệm bao gồm lá kim loại nên máy dò kim loại đặt ở cửa ra vào sẽ ngăn nhân viên rời đi với thông tin nhạy cảm. Samsung cũng cấm nhân viên mang tài liệu với dữ liệu kỹ thuật ra khỏi văn phòng trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, mặc dù nhiều người đang làm việc tại nhà.
Nhưng Samsung không thể bắt nhân viên ở lại làm việc với công ty. Với lực lượng lao động hơn 287.000 người trên toàn thế giới, họ trở thành mục tiêu dành cho các công ty Trung Quốc với những lời mời mọc giá trị cho các nhân viên ưu tú của Samsung. Tại các trang tìm việc trực tuyến ở Hàn Quốc, họ thường sử dụng các cụm từ như “Địa điểm làm việc: khu vực nội địa Trung Quốc” hoặc “Mong muốn: công nhân từ các công ty liên quan đến màn hình”, hay “đối xử thuận lợi cho công nhân từ các công ty S, L”. Được biết, S và L là viết tắt của Samsung và LG.
Các nhân viên chấp nhận lời mời làm việc ở Trung Quốc cố gắng che giấu rằng họ đang làm việc ở Trung Quốc. Một số sử dụng bí danh để ngăn các nhà chức trách và chủ cũ không lần ra họ. Và họ có thể sử dụng các tuyến đường cụ thể để trở về nhà, chẳng hạn như bay từ Hồng Kông hoặc Thượng Hải, những điểm đến bận rộn cho phép họ lẩn tránh dễ hơn.
Báo cáo lưu ý rằng nhà sản xuất màn hình Trung Quốc BOE đã thuê khoảng 120 nhân viên Hàn Quốc, trong đó có hơn 50 cựu kỹ sư của Samsung, những người đã dẫn đầu sự phát triển màn hình OLED cho iPhone. Một nhà máy BOE ở Thành Đô có dây chuyền sản xuất được thiết lập giống như nhà máy chính của Samsung Display ở Hàn Quốc. BOE cung cấp màn hình OLED cho thị trường sửa chữa iPhone, nhưng họ không phải là nhà cung cấp màn hình iPhone được chứng nhận. Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định công nghệ OLED là “công nghệ cốt lõi quốc gia”, trong đó NIS có một phần dành riêng để đảm bảo những bí mật đó ở lại Hàn Quốc.
Báo cáo cũng lưu ý rằng SMIC, vốn nằm trong danh sách đen của chính phủ Mỹ, cũng đã thuê nhiều người từ Hàn Quốc, với ít nhất 62 người xuất hiện trong các bằng sáng chế liên quan đến SMIC. Việc săn đầu người các nhân viên Samsung có chuyên môn về công nghệ sản xuất chip đã tăng lên ngay khi căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung bắt đầu nóng lên.
Apple không bán trực tiếp các mẫu iPhone “như mới” (99%), tuy nhiên người dùng có thể mua nó từ nhiều cửa hàng di động.
Nguồn: [Link nguồn]