Những tuyệt chiêu giúp smartphone không thành "gạch nung" giữa trời nóng đổ lửa

Vào những ngày nóng đổ lửa với nhiệt độ đã nhiều lần vượt mức 40 độ C, không chỉ con người mà ngay cả máy móc, đặc biệt là smartphone cũng ít nhiều bị ảnh hưởng nếu phải phơi mình ngoài nắng quá lâu.

Bỏ túi ngay những bí kíp sau đây để bảo vệ cho “dế” yêu cũng như chính sức khỏe của bản thân bạn vào những ngày nóng như thiêu đốt.

1. Hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào smartphone

Smartphone chỉ hoạt động ổn định trong môi trường dưới 30 độ C. Nếu cao hơn, thiết bị của bạn sẽ bắt đầu gặp phải những vấn đề như: Loạn cảm ứng, nóng linh kiện, pin ngừng sạc.

Nếu nhiệt độ quá cao, máy có thể ngừng hoạt động hoàn toàn, pin chết vĩnh viễn và thậm chí còn có thể gây ra cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng.

Đối với mức nhiệt độ trong khoảng 40 độ C, phần linh kiện của smartphone bị ảnh hưởng nặng nhất chính là viên pin. Tuổi thọ cũng như khả năng tích điện của pin sẽ bị giảm đáng kể.

2. Không sử dụng các tác vụ nặng quá lâu khi đi ngoài nắng

Hiện tượng smartphone nóng ran lên khi chạy những tác vụ nặng quá lâu như chơi game hay quay video là điều không còn xa lạ.

Khi đi ngoài nắng, nhiệt độ quá cao sẽ đẩy mạnh quá trình này khiến thiết bị của bạn nhanh chóng trở thành một cục gạch nung.

Bạn nên cất smartphone trong túi xách kín khi đi ngoài nắng. Nếu bắt buộc phải dùng điện thoại, hãy tìm một nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp và cố gắng sử dụng nhanh nhất có thể.

Những tuyệt chiêu giúp smartphone không thành "gạch nung" giữa trời nóng đổ lửa - 1

3. Chỉ sạc pin ở những nơi thoáng mát

Hãy luôn sạc pin ở những nơi khô ráo, mát mẻ, tốt nhất là ở trong nhà, tránh để máy phơi nắng bởi smartphone vẫn phát nhiệt trong quá trình sạc.

Ngoài ra, bạn cũng nên tháo ốp lưng nếu có và bố trí không gian xung quanh sao cho thoáng đãng nhất.

4. Thường xuyên chú ý đến những tình trạng bất thường của máy

Smartphone hay bất kì thiết bị điện tử nào cũng sẽ có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian sử dụng.

Bạn cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu bất thường của máy, như nắp lưng lồi lên do pin bị phồng, hay màn hình xuất hiện điểm liệt không nhận cảm ứng.

Khi đó, bạn tuyệt đối không nên sử dụng smartphone dưới nhiệt độ cao để tránh cho tình trạng máy trở nên tồi tệ hơn, dễ hỏng hơn và thậm chí còn có thể phát nổ, gây nguy hiểm cho chính bản thân bạn.

4 bí kíp dọn dẹp bộ nhớ iPhone để tha hồ ”sống ảo” không lo hết dung lượng

Bỏ túi 4 mẹo dọn dẹp bộ nhớ này để có thể “tự sướng” thả ga và thoải mái lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hoàng - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Điện thoại Smartphone Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN