Những smartphone có thiết kế kỳ lạ nhất lịch sử
Trước đây, cả người tiêu dùng và các chuyên gia công nghệ đều choáng váng với những chiếc điện thoại có thiết kế kỳ dị này.
Thoạt nhìn, các xu hướng điện thoại thông minh mới thường sẽ tồn tại lâu dài. Ví dụ, camera cắt đã xuất hiện và trở thành chuẩn mực. Một thương hiệu đã loại bỏ giắc cắm tai nghe – giờ thì tất cả smartphone đều làm vậy. Điều này cũng xảy ra với khe cắm thẻ nhớ.
Cùng với đó, nhiều xu hướng thiết kế điện thoại thông minh đã đến và đi quá nhanh, đến nỗi chúng ta đều quên mất chúng. Nhiều trong số này thực sự thú vị và hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh tới công chúng.
Điện thoại có camera selfie bật lên
Đó là những chiếc điện thoại có camera selfie bật lên có động cơ, giúp màn hình được thiết kế tràn viền hoàn toàn.
Đây là xu hướng thú vị chỉ kéo dài trong thời gian ngắn trên một số điện thoại, chẳng hạn như Oppo Reno 2019. Chiếc smartphone này có camera selfie bật lên giống vây cá mập và gây ấn tượng mạnh nhất.
Oppo Reno 10x.
Các điện thoại thông minh khác, cụ thể là Asus Zenfone 6 cũng có camera lật thú vị, camera sau xoay về phía trước theo cơ chế cơ học cũng đóng vai trò là camera selfie. Đây là một cách hay để người dùng có được camera selfie tốt hơn nhưng không làm giới hạn màn hình!
Một số điện thoại khác như OnePlus 7 Pro chỉ có một mô-đun camera vuông nhỏ bật lên từ bên trong điện thoại. Ngược lại, Samsung Galaxy A80 có một khu vực di chuyển lên, để lộ camera selfie.
Vậy điều gì đã xảy ra với xu hướng này? Thiết kế này có rủi ro là nhanh chóng phá hỏng camera. Vì vậy, camera bật lên nhanh chóng biến mất, chuyển sang camera "đục lỗ".
Thực tế, mọi người không bận tâm đến việc có một phần cắt nhỏ màu đen trên màn hình nếu điều đó giúp điện thoại thông minh bền hơn. Các thương hiệu cũng thích điều này vì sản xuất camera cắt rời rẻ hơn so với camera cơ giới.
Một số điện thoại thông minh hiện nay thậm chí còn có camera dưới màn hình, ví dụ như Galaxy Z Fold 5.
Điện thoại chơi game có tích hợp gamepad
Những chiếc điện thoại này xuất hiện vào những năm 2000 khi chưa có sự đồng nhất và chuẩn mực nào trên điện thoại.
Sony Xperia Play.
Những chiếc điện thoại như Nokia N-Gage năm 2003 và sau đó là Sony Xperia Play năm 2011 cũng là những thiết bị chơi game cầm tay có đầy đủ tính năng. Riêng Xperia Play vẫn trông khá hiện đại với màn hình cảm ứng (khá lớn so với thời điểm đó) và cơ chế gamepad trượt ra.
Việc trượt ra ngoài này đặc biệt thú vị, bạn có thể trượt phần gamepad của điện thoại trở lại phía sau màn hình và… khi đó nó chỉ là một chiếc điện thoại thông thường!
Tuy nhiên, những sản phẩm như Nokia N-Gage và Sony Xperia Play không thực sự gây ấn tượng về doanh số. Điện thoại thông minh chỉ có màn hình cảm ứng là thứ mới mẻ hấp dẫn vào cuối những năm 2000.
Điện thoại bàn phím hiện đại
Bạn còn nhớ BlackBerry Passport và BlackBerry Key2 không? Điện thoại thông minh có bàn phím vật lý đã trở thành sản phẩm đặc biệt vào giữa năm 2018.
Đáng tiếc, chúng không thực sự tiếp cận được thị trường toàn cầu, cũng không bán chạy và thương hiệu BlackBerry cũng dần biến mất kể từ đó.
BlackBerry Passport.
Điều gì đã xảy ra với điện thoại màn hình cảm ứng có bàn phím? Người dùng đã không còn cần chúng. Chúng ta đã quen với việc gõ phím bằng cảm ứng và gõ nhanh hơn.
Thêm vào đó, bàn phím vật lý trên điện thoại chỉ là một xu hướng được coi là lỗi thời
Chiếc điện thoại siêu rộng
Xiaomi Mi Max 2 2017 là chiếc điện thoại cuối cùng có phong cách thiết kế này. Đây là một chiếc điện thoại có màn hình có tỷ lệ khung hình 16:9. Ngày nay, hầu hết màn hình điện thoại đều cao và hẹp hơn với tỷ lệ khung hình khoảng 19,5:9 (ví dụ: iPhone 16, Samsung Galaxy S24).
Xiaomi Mi Max 2.
Điện thoại rộng đã biến mất và không bao giờ quay trở lại. Trong khi đó, chiều rộng bổ sung (chiều cao khi ở chế độ ngang) khiến việc phát video trên màn hình lớn hơn nhiều so với trên điện thoại hiện đại.
Sử dụng điện thoại rộng hơn ở chế độ dọc cũng giúp chúng ta xem trước hình ảnh lớn hơn trên mạng xã hội. Với màn hình hẹp hơn, người dùng dễ cầm bằng một tay hơn.
Chiếc điện thoại màn hình cong cạnh
Thực tế, điện thoại màn hình cong cạnh không mang lại bất kỳ tính thực tế nào. Phong cách này khiến người dùng khó đọc văn bản hơn và màn hình dễ nứt hơn dù nhìn khá đẹp và tinh tế.
Samsung Galaxy S6 Edge.
Điện thoại màn hình phẳng là lựa chọn hợp lý hơn. Thiết kế công nghiệp của iPhone 5 vẫn tuyệt đẹp cho đến ngày nay.
Điện thoại màn hình 3D
Minh chứng cho xu hướng này là Amazon Fire Phone, ra mắt vào năm 2014 nhưng đáng tiếc đã không thành công.
Amazon Fire Phone.
Điện thoại không chỉ không chạy Android gốc mà thay vào đó là Fire OS, có thông số kỹ thuật kém. Vì vậy - giống như TV 3D, phong cách này đã không bao giờ quay lại thị trường điện thoại thông minh.
Điện thoại màn hình cuộn (ý tưởng)
Những chiếc điện thoại màn hình cuộn đem tới cả trải nghiệm điện thoại truyền thống và máy tính bảng.
Ý tưởng điện thoại màn hình cuộn của LG là thứ khiến giới công nghệ phấn khích nhất vào năm 2021. Đáng tiếc, ngay sau đó, LG rời khỏi thị trường điện thoại thông minh và không có thương hiệu nào khác giải quyết ý tưởng này kể từ đó.
Ý tưởng điện thoại màn hình cuộn của LG.
Giới chuyên gia vẫn hy vọng sự xuất hiện của những chiếc điện thoại màn hình cuộn. Tuy nhiên, các tín đồ công nghệ vẫn không chắc sản phẩm này có kém bền hơn điện thoại màn hình gập (ví dụ như Galaxy Z Fold 6) hay không. Một màn hình cong hoàn toàn chắc chắn sẽ dễ hỏng hơn so với màn hình gập ở giữa. Do đó, chúng ta cần một số kỹ sư cực kỳ thông minh để giải quyết vấn đề này.
Việc một smartphone hơn ba năm tuổi tiếp tục tạo nên làn sóng mua sắm trong thế giới cạnh tranh của ngành điện tử tiêu dùng là điều rất bất ngờ.
Nguồn: [Link nguồn]