Những chiêu trò lừa đảo của thợ sửa chữa điều hòa không khí phổ biến

Sự kiện: Điều hòa

Điều hòa không khí là thứ không thể thiếu trong mùa hè này, vì vậy nếu nó gặp sự cố, gọi thợ sửa chữa là điều không thể tránh khỏi.

Vấn đề là không phải mọi người thợ sửa chữa đều thật thà khi họ sử dụng đủ loại chiêu trò để móc túi khách hàng bằng cách tìm ra càng nhiều lỗi càng tốt. Hiểu được các chiêu trò lừa đảo, người dùng sẽ không phải chi thêm các khoản tiền không đáng có.

Những chiêu trò lừa đảo của thợ sửa chữa điều hòa không khí phổ biến - 1

Thay thế bộ phận đang tốt

Thợ sửa chữa có thể thông báo một bộ phận cần sửa chữa khi nó hoàn toàn ổn. Trong thực tế, việc bộ phận bị lỗi rất hiếm xảy ra, và nếu nó bị lỗi có thể dẫn đến nhiều bộ phận khác không hoạt động vì nó làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của toàn bộ thiết bị. Khi gặp trường hợp này, hãy liên lạc với nhà sản xuất hoặc một trung tâm có uy tín để tư vẫn kỹ hơn, đặc biệt nếu phải thay một bộ phạn đắt tiền.

Không có gì là miễn phí

Các công ty đang kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. Trong khi hầu hết trong số họ ưu tiên phục vụ khách hàng tốt nhất có thể, một số sẽ tìm mọi cách để kiếm tiền nhanh chóng bằng các chiêu trò dịch vụ “miễn phí” hoặc “ưu đãi giảm giá”. Đặc biệt hãy cảnh giác với cuộc gọi về dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu cao, vì phần lớn các thợ sau đó sẽ hướng người dùng mua một thứ gì đó mà họ không bao giờ có ý định mua từ đầu.

Yêu cầu nạp gas

Lừa đảo nạp lại gas là cách các thợ sửa điều hòa không trung thực lập hóa đơn một cách không cần thiết đối với khí làm mát mà người dùng không nên cần. Nếu máy lạnh thực sự thiếu gas, điều đó có nghĩa là máy lạnh đang bị rò rỉ gas. Rò rỉ là nguồn gốc của vấn đề và thợ sửa chữa cần làm điều đó cho phù hợp. Nếu người dùng nạp gas đầy, điều đó có nghĩa người dùng đang thanh toán thứ mà không giải quyết sự cố nào của điều hòa.

Những chiêu trò lừa đảo của thợ sửa chữa điều hòa không khí phổ biến - 2

Không thanh toán dịch vụ trước

Không có công ty nào yêu cầu người dùng thanh toán trước khi cung cấp bất kỳ dịch vụ nào. Nếu một thợ sửa chữa yêu cầu thanh toán trước, họ có thể cố gắng lấy tiền và tìm cách trốn chạy. Không có lý do gì để các công ty sửa chữa điều hòa không khí áp dụng chính sách này trừ khi họ hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề gì đó. 

Bán nhiều vật dụng linh tinh

Nhiều thợ sửa chữa tìm cách để người dùng phải trả càng nhiều tiền càng tốt cho các dịch vụ và linh kiện mà người dùng không cần, chẳng hạn hù dọa những thứ như bộ trao đổi nhiệt bị nứt có thể gây nổ,… để đánh vào tâm lý lo sợ của người dùng. Trừ khi các bộ phận đó đang bốc cháy hoặc có quá nhiều khí gây nguy hiểm, nó sẽ không gây ra mối đe dọa ngay lập tức cho sự an toàn của người dùng. Họ có thời gian để lấy ý kiến từ chuyên gia, đừng để kỹ thuật viên khiến người dùng lo sợ phải trả thêm tiền cho dịch vụ bổ sung.

Nguồn: [Link nguồn]

Có cần bảo dưỡng máy điều hòa dù đang chạy tốt?

Trong khi nhiều người cho rằng nếu bảo dưỡng máy điều hòa thường xuyên sẽ tốt, trong khi một số lại cho rằng điều đó là không cần thiết để đỡ tốn kém.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Quỳnh ([Tên nguồn])
Điều hòa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN