Nguồn tài nguyên hiếm bất ngờ từ smartphone ít ai ngờ
Bên trong điện thoại có đủ loại kim loại quý hiếm, mặc dù với số lượng rất thấp khi so sánh với kích thước của một smartphone.
Nhưng khi tổng hợp hàng nghìn điện thoại đã qua sử dụng, chúng ta có thể thu được số lượng lớn kim loại hiếm, thường không được biết đến nếu người dùng không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này. Nó có ý nghĩa cho việc khai thác và thương mại hóa, trở thành chìa khóa cho tất cả các loại công nghệ như công nghệ sinh học y tế, điện tử nano,… Họ thậm chí có thể đưa tiền cho người dùng để đổi lấy chúng.
Kim loại hiếm được dùng để sản xuất nhiều thiết bị điện tử.
Theo một nghiên cứu, đối với các công ty khai thác vàng, mỗi tấn đất, đá trên thế giới đều chứa trên 1 gram vàng. Nhưng mỗi tấn bo mạch trong sản phẩm điện tử, họ có thể thu về khoảng 150 gram vàng. Ngoài vàng, các kim loại có thể được thu hồi có thể kể đến như bạch kim, indium, coban…. Ngoài ra còn có những kim loại hiếm khác như antimon, niobium, tantalum hoặc “đất hiếm”. Các kim loại tổng hợp từ các kim loại như samarium, gadolinium, erbium, thulium và các kim loại khác gọi là lanthanides, ít gặp hơn nhiều.
Có tất cả các loại kim loại hiếm trong một thiết bị, trên tất cả các bộ phận của nó. Ví dụ màn hình có indium, terbium hoặc dysprosium, trong khi pin có chứa một số loại phổ biến hơn như lithium, coban, carbon,… Hãy xem xét từng bộ phận smảtphone có gì?
Màn hình
Trên màn hình có tất cả các loại kim loại như indium, silicon, lanthanum, terbium, praseodymium, europium, dysprosium và gadolinium. Chính xác, trên màn hình smartphone, người dùng có thể tìm thấy một số trong số 17 nguyên tố hóa học được gọi là đất hiếm có chức năng như giúp màn hình sáng lên chính xác. Chúng cũng có khả năng tái tạo độ nhiễu. Các kim loại được coi là đất hiếm trên smartphone gồm lanthanum, xeri, neodymium, praseodymium, promethium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, holmium, erbium, ytterbium và lutetium, thulium, yttrium và scandium.
Bên trong điện thoại là sự tổng hợp của rất nhiều kim loại hiếm.
Cùng với những điều trên, một nguyên tắc cơ bản khác là thủy ngân giúp màu sắc nhìn thấy trên màn hình điện thoại trở nên chính xác. Như đã đề cập, thủy ngân là kim loại khó tái chế và đó chính là lý do tại sao nhiệt kế làm từ vật liệu này bị loại bỏ hoặc bị cấm.
Pin
Pin smartphone là lithium - vật liệu rất cần thiết cho các loại pin hiện tại cũng có coban, carbon, nhôm hoặc oxy. Sự thay thế nó bằng graphene cũng đang được nghiên cứu, nhưng đó là một vật liệu đắt tiền và tốn kém hơn nhiều. Coban cũng là một vấn đề trên pin, nhưng trên thực tế đã có nhiều trẻ vị thành niên chết hoặc bị thương khi làm việc tại các mỏ coban ở Cộng hòa Dân chủ Congo do các công ty không đảm bảo điều kiện làm việc.
Thành phần bên ngoài
Bên ngoài smartphone là sự xuất hiện của niken ở vỏ hoặc các nút. Nhôm cũng được sử dụng trong một số smartphone hoặc tablet, trong khi nhựa có thể được sử dụng trên các sản phẩm phân khúc giá rẻ.
Các thành phần khác
Bên trong smartphone có tất các các loại mạch điện được mạ vàng, và trong một số trường hợp, chúng cũng có sử dụng thiếc để hàn. Ngoài ra còn có coltan để tạo ra tụ điện hoặc silicon dùng cho bộ nhớ.
Rất nhiều trẻ vị thành niên đã chết vì khai thác các kim loại hiếm như coban.
Ngoài ra, bên trong điện thoại, chúng ta còn tìm thấy tất cả các loại vật liệu dẫn điện như bạch kim hoặc palladium giúp tạo ra các mạch điện, chúng đều là những vật liệu gây hại cho môi trường. Ngoài ra, thạch tín - một chất độc nguy hiểm - cũng được sử dụng bên trong smartphone để tạo tín hiệu điện từ. Đồng cũng được sử dụng làm chất dẫn điện và là một trong những vật liệu chính trong smartphone, mặc dù chúng không phải là vật liệu hiếm.
Sắt, boron hoặc neodymium được sử dụng cho micrô và loa, nhưng cũng có praseodymium hoặc dysprosium. Và vonfram được sử dụng để tạo ra độ rung mà chúng ta nhận thấy khi có thông báo đến.
Nguồn: [Link nguồn]
Scientia Mobile vừa công bố số liệu thống kê sử dụng smartphone toàn cầu trong quý 2/2023 cho thấy sản phẩm có thị phần cao nhất thế giới không phải các mẫu mới mà là iPhone...