Người dùng sẽ gặp ác mộng với sản phẩm này của Apple
Một số sản phẩm Apple đã giúp cuộc sống của mọi người trở nên dễ dàng hơn. Mặt khác, một số lại có thể làm điều ngược lại và trở thành cơn ác mộng.
HomePod thế hệ đầu tiên là một sản phẩm tuyệt vời. Tuy nhiên, một số đặc điểm và hạn chế ở một số khía cạnh khiến nó giống với một chiếc “hộp đen” hơn, nơi mọi người không biết điều gì đang xảy ra với loa.
HomePod thực sự là một sản phẩm có thiết kế tuyệt vời...
Cơn ác mộng hộp đen HomePod
HomePod là một sản phẩm rất đẹp và phong cách. Nó là một chiếc loa không chỉ nổi bật về âm thanh mà còn nổi bật về thiết kế. Vấn đề là, ngoài việc là một trong những điểm mạnh của HomePod, thiết kế cũng là một gót chân Achilles của nó. Nếu đã từng thấy thế hệ HomePod đầu tiên, mọi người có thể thấy một số khía cạnh nhất định về thiết kế trên sản phẩm, bao gồm dây nguồn được tích hợp với loa; không thể nhìn thấy ốc vít thì làm thế nào để có thể tháo rời?; và không thể nhìn thấy bên trong, dẫn đến không biết trạng thái các thành phần thiết yếu của nó ra sao.
Ba yếu tố thiết kế này ban đầu có vẻ không nhiều, nhưng cần phải nhớ rằng HomePod là một chiếc loa mọi người sẽ sử dụng trong một thời gian dài. Kiểm tra tình trạng một số thành phần của loa là điểm rất thuận lợi để người dùng biết được tình trạng của thiết bị như thế nào.
... cho đến khi nó xảy ra sự cố cần sửa chữa.
Một yếu tố khác là cáp tích hợp có thể xảy ra các hiện tượng kéo, sờn cáp,... khiến việc cấp điện vô dụng. Tất cả dẫn đến nhu cầu cho dịch vụ kỹ thuật một khi loa gặp sự cố, điều mà các loa thông thường có thể dễ dàng thay thế hơn.
Gặp khó khi cần hỗ trợ
Phía trên là các vấn đề chính trong thiết kế HomePod, nhưng những vấn đề về thiết kế đó không dừng lại và có thể gây ra những vấn đề nghiêm tọng hơn. Nếu muốn sửa chữa HomePod, người dùng phải gọi cho dịch vụ kỹ thuật Apple - điều mà công ty đã không còn thực hiện với HomePod thế hệ đầu tiên. Vì vậy, sẽ là cơn ác mộng nếu HomePod cần phải được sửa chữa.
Chi phí sửa chữa đối với chiếc loa thông minh của Apple có thể rất đắt đỏ.
Bản thân mọi người không biết bên trong nó như thế nào, và không biết phần nào bị lỗi. Họ không thể mở HomePod để xem những gì có thể bị hỏng và cách tốt nhất là đưa nó đến một dịch vụ kỹ thuật. Khi các kỹ thuật viên đánh giá được mức độ hư hỏng, chi phí sửa chữa có thể cao chóng mặt, thậm chí vượt qua mức giá khoảng 7 triệu đồng của loa.
Rõ ràng, Apple đã tạo ra “hộp đen” của riêng mình trong bối cảnh các sản phẩm đối thủ có thể sửa chữa được nếu hư hỏng. Ngay cả trang web chính thức cho HomePod của Apple cũng không chỉ ra những lỗi phổ biến nhất, những bộ phận dễ bị tổn thương nhất hoặc giá của chính những bộ phận đó.
HomePod là một trong số những sản phẩm khó tự sửa chữa nhất của Apple.
Ngay cả khi bản thân Apple đã lên kế hoạch cho một dịch vụ sửa chữa chính thức mới dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng để mọi người có thể tự sửa chữa sản phẩm của mình tại nhà nếu muốn, nhưng với chiếc loa hàng đầu của Apple, hầu như không có thông tin nào về kế hoạch này.
Đúng như các dự đoán, Apple đã ra mắt loa thông minh HomePod Mini tại sự kiện “Hi, Speed” diễn ra vào rạng sáng ngày 14/10 theo giờ Việt Nam.
Nguồn: [Link nguồn]