Nếu đang sử dụng sạc không chính hãng, hãy đọc ngay tin tức này

Sự kiện: iPhone Apple

Nếu người dùng đang sử dụng bộ sạc điện thoại thông minh “nhái”, hãy dừng ngay trước khi quá muộn.

Không thể phủ nhận là nhiều người có thói quen sử dụng sạc smartphone “nhái”. Tuy nhiên, không phải ai cũng lường trước được sự nguy hiểm mà những chiếc sạc không chính hãng này gây ra. Mới đây, theo nguồn tin Gizmodo, một báo cáo của Annals of  Emergency Medicine cho thấy các bộ sạc giả có nguy cơ " rủi ro điện "(còn gọi là sốc hoặc điện giật) cao hơn. Gần đây nhất là một cô gái 19 tuổi đang nằm trên giường bị điện giật vì đeo dây chuyền trong khi sạc iPhone dưới gối. Cô gái đã bị bỏng ở khu vực đeo dây chuyền. Vết thương của cô gái đã được điều trị và vết bỏng là do bộ sạc "nhái" tiếp xúc với dây chuyền quanh cổ cô.

Sạc smartphone "nhái" dễ gây giật điện.

Sạc smartphone "nhái" dễ gây giật điện.

Báo cáo của Annals of  Emergency Medicine cũng lưu ý rằng hầu hết các cuộc điều tra về bộ sạc iPhone "nhái" đều thấy rằng chúng "không được thử nghiệm an toàn cơ bản, có nguy cơ giật điện cao hơn ". Carissa Bunke, MD, một bác sĩ nội trú nhi khoa tại Đại học Michigan C.S. Mott Children Hospital, tác giả chính của báo cáo cho hay người dùng trẻ là đối tượng có nguy cơ cao nhất; vì họ thường xuyên sử dụng điện thoại.

Tiến sĩ Bunke cảnh báo mọi người không nên ngủ cùng điện thoại trong khi sạc. Ngoài ra, bộ sạc điện thoại cần được thông qua một đầu cáp khác cắm vào điện thoại. "Ngay cả với một thiết bị điện áp thấp, nếu dòng điện cao, điện giật có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng". Bên cạnh việc điều trị vết bỏng, việc sốc điện cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của nạn nhân.

6 năm trước, bộ sạc iPhone “nhái” của Apple đã gây ra cái chết một phụ nữ Trung Quốc

Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ bởi một nhóm Safety First đã được Apple tặng 64 bộ sạc “nhái” để thử nghiệm. 58% bộ sạc có "sự cố về hàng rào cách điện" khiến chúng không đạt thử nghiệm về độ bền điện. Một thử nghiệm khác của 400 bộ sạc iPhone “nhái” cho thấy 22 trong số chúng đã bị hỏng ngay lập tức trong quá trình thử nghiệm. Trong số 400 bộ sạc được thử nghiệm, chỉ có 3 trong số chúng vượt qua thử nghiệm độ bền điện.

iPhone Xs Max và iPhone Xs.

iPhone Xs Max và iPhone Xs.

Trước đó, vào năm 2013 và 2014, một số bộ sạc iPhone “nhái” đã gây nên cái chết của một nữ nhân viên 23 tuổi ở Trung Quốc. Các sự cố tương tự khác bắt đầu nhận được sự chú ý từ các phương tiện truyền thông. Sau khi đưa ra cảnh báo tới người tiêu dùng về sự khác biệt giữa bộ sạc “nhái” và bộ sạc chính hãng, Apple đã khởi xướng một chương trình trao đổi. Những người dùng bộ sạc iPhone “nhái” sẽ được phép mua bộ sạc chính thức của Apple chỉ với 10 USD (tương đương 232 nghìn đồng.

Nếu không thích mua bộ sạc iPhone chính hãng của Apple (có giá 19 USD – 441,86 nghìn đồng tại Apple Store), người dùng cũng nên mua bộ sạc đã được Apple chứng nhận. Các phụ kiện bởi các công ty bên thứ ba phải đạt chuẩn MFi (Manufactured For iPhone) của công ty mới đủ điều kiện đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của Apple về chất lượng và an toàn.

Chiếc iPhone này sẽ khiến bạn phải móc kiệt ”hầu bao”

Nhà thiết kế Ben Geskin lại làm ngạc nhiên với ý tưởng thiết kế dành cho loạt iPhone mà Apple ra mắt vào năm… 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên ([Tên nguồn])
iPhone Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN