Khi nào cần sử dụng ốp lưng và miếng dán màn hình smartphone?
Mỗi khi chúng ta mua smartphone mới sẽ mua thêm ốp lưng và miếng bảo vệ màn hình - ngành công nghệ trị giá 50 tỷ USD.
Nhưng thời đại này có thể đã kết thúc bởi màn hình điện thoại ngày càng trở nên bền hơn, khiến giới chuyên gia tin rằng miếng dán màn hình không còn cần thiết nữa. Điều này đặc biệt đúng với những người dùng giàu có.
Thị trường ốp lưng và miếng dán màn hình mang về doanh thu 50 tỷ USD.
Quay trở lại thời đại trước đây, nơi màn hình bị nứt là nguyên nhân số một gây hư hỏng điện thoại, tiếp theo là hư hỏng do nước và pin. Vào năm 2010, Corning tung ra thị trường kính Gorilla Glass, được hãng tuyên bố là mạnh hơn hầu hết các màn hình kính. Tuy nhiên, hiệu quả lúc đầu không tốt như kỳ vọng và dễ bị trầy xước, vỡ. Kết quả là, người dùng mua smartphone vẫn phải tìm kiếm miếng dán màn hình để bảo vệ chúng, dẫn đến việc mang về doanh thu khổng lồ cho các nhà sản xuất liên quan. Sự tăng trường này dẫn đến những báo cáo dự đoán thị trường ốp lưng và miếng dán màn hình có thể đạt doanh thu khoảng 85 tỷ USD vào năm 2030.
Tuy nhiên, trong 5 năm qua, kính điện thoại đã trở nên chắc chắn hơn. Vào năm 2020, iPhone 12 bắt đầu sử dụng màn hình gốm do Corning phát triển và được Apple tuyên bố bền gấp 4 lần so với các iPhone trước đó trong các thử nghiệm thả rơi. Khi màn hình điện thoại có khả năng chống trầy xước và rơi tốt hơn, miếng dán màn hình không còn cần thiết nữa.
CEO của DisplayMate Technologies, công ty chuyên về công nghệ màn hình cho biết miếng dán màn hình thực sự không đặc biệt hữu ích. Bản thân ông không sử dụng miếng dán màn hình mà chỉ sử dụng vỏ điện thoại, mặc dù ông thừa nhận bản thân rất cẩn thận khi sử dụng điện thoại và hiếm khi làm rơi máy.
Ông cũng chỉ ra rằng miếng dán màn hình sẽ khiến điện thoại phản chiếu nhiều hơn và làm giảm chất lượng hiển thị, có thể cần phải tăng độ sáng để đạt được chất lượng tương tự, và theo thời gian sẽ tiêu tốn pin của điện thoại và rút ngắn thời gian sử dụng pin hàng ngày. Các kỹ sư bảo trì của iFixit cũng cho biết, miếng dán màn hình không còn quan trọng như trước nữa khi công nghệ kính smartphone ngày càng tốt hơn, điều này khiến miếng dán màn hình mất đi sức hấp dẫn về khả năng chống rơi. Một bậc thầy đã làm nghề sửa chữa điện thoại di động ở Mỹ suốt 14 năm cho biết những năm gần đây, quả thực số iPhone bị hỏng màn hình ít hơn trước.
Giờ đây, ốp lưng và miếng dán màn hình dường như không còn cần thiết.
Miếng dán màn hình dạng lỏng hiện nay trên thị trường cũng có vấn đề, nhiều người mua loại miếng dán màn hình này để sử dụng trên màn hình cong nhưng nó có thể làm hỏng cấu trúc của màn hình. Thậm chí, một số công ty cũng đặc biệt nhắc nhở người dùng không sử dụng miếng dán màn hình dạng lỏng.
Ngày nay, nhiều người thậm chí không sử dụng ốp lưng di động, đặc biệt là những người giàu. Một bài báo trên tạp chí Time đưa tin rằng các tỷ phú Elon Musk, Jeff Bezos và Jay-Z đều đã được chụp ảnh cầm những chiếc iPhone không vỏ. Mạng xã hội thậm chí còn liệt kê 4 đặc điểm chính của “sự giàu có vô hình”: không nợ nần, tiêu tiền nhà hàng mà không xem giá, ở khách sạn mà không xem giá và không có ốp lưng điện thoại.
Tuy nhiên, màn hình gốm vẫn có thể bị nứt, các video thử nghiệm thả rơi cho thấy iPhone sẽ bị nứt sau khi bị rơi từ độ cao 1,8m, nhưng rất ít người sẽ đánh rơi điện thoại từ độ cao như vậy. Thay vào đó, độ cao rơi phổ biến nhất là quanh thắt lưng.
Nói chung, các chuyên gia khuyên rằng nếu người dùng thường xuyên làm rơi điện thoại hoặc tiếp xúc với môi trường hoặc tình huống có thể dẫn đến hư hỏng do tai nạn thì nên đầu tư vào miếng bảo vệ màn hình, còn không chỉ cần ốp lưng là đủ.
Nguồn: [Link nguồn]
Ốp lưng iPhone có thể giúp điện thoại an toàn hơn khỏi các va đập nhưng có thể ảnh hưởng đến phần bên trong của máy mà nhiều người không hay biết.