Huawei dự kiến mất 60 triệu chiếc smartphone vào tay “đối thủ” trong năm nay
Huawei dự đoán số lượng lô hàng điện thoại quốc tế của hãng sẽ giảm tới 60 triệu chiếc vào năm 2019.
Năm ngoái, Huawei đã xuất xưởng 206 triệu smartphone trên toàn thế giới. Công ty đã tiếp tục phát huy được thế lực của mình trong quý đầu tiên năm nay với 59 triệu đơn vị trên toàn cầu; tăng 50,3% so với năm trước và đưa Huawei trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới trong thời gian ba tháng.
Tưởng như không có gì có thể ngăn công ty vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm tới. (Trước đây, vào năm 2016, ông Richard Yu, CEO của Huawei đã khẳng định công ty sẽ vượt qua Samsung và Apple vào năm 2021 và Huawei dự kiến sẽ hoàn thành nhiệm vụ này sớm hơn một năm so với dự kiến). Đáng tiếc, động thái của chính phủ Mỹ đã thay đổi mọi thứ.
Huawei P30 Pro.
Tại Mỹ, Huawei được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia vì Trung Quốc có thể buộc Huawei phải thu thập thông tin tình báo. Mặc dù lãnh đạo công ty liên tục phủ nhận nhưng chính quyền của Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã đưa nhà sản xuất này vào Danh sách thực thể của Bộ thương mại.
Do đó, công ty không được quyền nhập khẩu các bộ phận và phần mềm từ Mỹ và đã khiến một số nhà cung cấp chính cắt đứt quan hệ với Huawei. Google, Qualcomm, Intel và ARM Holdings chỉ là một số thành viên trong chuỗi cung ứng của công ty sẽ không còn hợp tác với Huawei khi thời hạn hoãn 90 ngày hạn chế kết thúc vào tháng 8.
Huawei có thể hủy việc bán ra Honor 20 bản quốc tế
Vào hôm chủ nhật vừa qua, theo nguồn tin Bloomberg, Huawei dự kiến sẽ giảm 40% - 60% số lô hàng điện thoại quốc tế bán ra trong năm nay. Theo tính toán của Huawei, hãng sẽ xuất xưởng ít hơn 40 - 60 triệu điện thoại thông minh ngoài Trung Quốc vào năm 2019. Đây là một phạm vi khá rộng nhưng bản thân công ty không thể có một ước tính tốt hơn khi mọi thứ còn đang bấp bênh.
Mọi thứ tồi tệ đến mức nhà sản xuất điện thoại thông minh này phải theo dõi sự ra mắt của Honor 20, sẽ được bán ra tại Pháp vào ngày 21/06. Và nếu việc ra mắt Honor 20 diễn bất lợi, Huawei sẽ nhanh chóng ngừng vận chuyển điện thoại. Mặc dù thiết bị được cung cấp sức mạnh bởi chip xử lý Kirin của Huawei nhưng người mua tiềm năng đều tỏ ra lo lắng về việc Honor 20 không thể nhận được các bản cập nhật Android cho ứng dụng.
Honor 20 và Honor 20 Pro.
Công ty đang thử nghiệm hệ điều hành Hongmeng (còn gọi là ArkOS) và đồng thời được cho là đang xem xét một hệ điều hành Russian OS, hay còn được gọi là Aurora (được bắt nguồn từ sailfishOS của Jolla, được phát triển từ hệ điều hành MeeGo dựa trên cử chỉ).
Huawei đã dự trữ chip và linh kiện trong một năm nhưng vẫn gặp phải vô số vấn đề. Chip HiSilicon của công ty không thể tự thiết kế mà vẫn phải sử dụng phần mềm từ các công ty Mỹ. Ngoài ra, với việc ARM Holdings của Anh quyết định “chia tay” Huawei, nhà sản xuất điện thoại sẽ cần tìm một nhà thiết kế chip không có quan hệ đến kiến trúc ARM này.
Theo nhà phân tích Tom Kang: "Huawei sẽ mất quyền truy cập vào Play Store và các ứng dụng chính của Google như YouTube và Gmail. Người dùng sẽ phải tải hoặc tìm các cửa hàng ứng dụng thay thế. Việc tác động đến các thị trường mới nổi sẽ khác nhau. Tuy nhiên, Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ Latinh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.”
Bên cạnh đó, Huawei vẫn có lợi thế nhất định trước lệnh cấm của Mỹ. Cụ thể, theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo của TF International, thị phần của Huawei tại Trung Quốc có thể tăng mạnh. Trong quý đầu tiên của năm nay, công ty đã chiếm 34% thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc và Kuo dự đoán thị phần Huawei có thể lên tới 45% tại quốc gia này nếu hãng có "chiến lược bán hàng chủ động hơn".
Giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, sản phẩm của Huawei vẫn được người dùng tại quê nhà chào đón.