Hàng loạt đối tác của Apple đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam

Sự kiện: Apple

Theo báo cáo mới nhất, các nhà cung cấp của Apple đã chi 16 tỷ USD để chuyển khỏi Trung Quốc.

Nghiên cứu mới nhất cho biết, các nhà cung cấp của Apple, bao gồm cả nhà sản xuất iPhone - Foxconn, đã đầu tư 16 tỷ USD kể từ năm 2018 để chuyển hoặc tái định cư hoạt động sản xuất khỏi sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc.

Apple và hầu hết hoặc tất cả các công ty công nghệ trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc đang nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc đó, một phần do căng thẳng thương mại Mỹ/Trung. Với "Nhà Táo", quá trình sản xuất cũng đã có sự chậm trễ do các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc và các vấn đề về nguồn điện.

Đối tác sản xuất iPhone của Apple - Foxconn.

Đối tác sản xuất iPhone của Apple - Foxconn.

Nghiên cứu mới của ngân hàng đầu tư TD Cowen ước tính, khoản thu nhập của Apple bị mất do Trung Quốc là đáng kể và một phần là do các nhà cung cấp của hãng di chuyển hoặc chuyển về nước khác.

TD Cowen cho biết:

“Trong 4 năm qua kể từ khi đại dịch bắt đầu, chúng tôi ước tính, doanh thu của Apple đã bị ảnh hưởng hơn 30 tỷ USD”.

Điều này xuất phát từ việc "thị trường không cung cấp đủ nhu cầu do gián đoạn sản xuất xuất phát từ nguồn cung linh kiện, nguồn lao động sẵn có hoặc hạn chế di chuyển tại Trung Quốc."

Các nhà phân tích của TD Cowen tin rằng, do tác động này đến chuỗi sản xuất của mình, Apple và 188 nhà cung cấp lớn của hãng đều đang đầu tư để hồi hương càng nhanh càng tốt.

Các nhà phân tích khẳng định:

“Chúng tôi tin rằng những rủi ro này đang diễn ra và những thảm họa môi trường không lường trước cũng có tác động không hề nhỏ. Chúng tôi nghĩ rằng sự đa dạng hóa về mặt địa lý và nguồn cung lao động hiện tại có thể làm giảm đáng kể sự gián đoạn sản xuất trong tương lai. Ở lúc cao điểm, điều này đã làm giảm doanh thu của Apple tới 4-8 tỷ USD mỗi quý.”

Vì vậy, việc chuyển sản phẩm về nước sẽ mất rất nhiều chi phí và TD Cowen ước tính, các nhà cung cấp của Apple đã chi khoảng “16 tỷ USD để đa dạng hóa tài sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Mexico, Mỹ và Việt Nam” kể từ năm 2018.

Các nhà máy sản xuất thiết bị của Apple tại các quốc gia.

Các nhà máy sản xuất thiết bị của Apple tại các quốc gia.

Báo cáo tiếp tục khẳng định:

“Mặc dù việc chuyển nhà cung cấp về nước sẽ tốn khá nhiều chi phí trong thời gian ngắn nhưng chúng tôi tin rằng sẽ có lợi ích đối với chi phí sản phẩm về lâu dài khi công suất bên ngoài Trung Quốc đã được mở rộng hoàn toàn. Chúng tôi dự tính, đây sẽ là một quá trình kéo dài nhiều năm."

Các nhà phân tích khẳng định: “Chúng tôi tin rằng chi phí sản xuất cao hơn một phần do Apple gánh chịu, mặc dù điều này chưa được thể hiện đầy đủ trong xu hướng lợi nhuận gần đây…”

Sau khi "phân tích hơn 1.000 hồ sơ tài chính" từ các công ty chủ chốt như Foxconn, TD Cowen ước tính, "việc sản xuất iPhone vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc dù Tata Electronics của Ấn Độ có tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu iPhone trong tương lai."

Các nhà phân tích cho biết:

“Đối với iPhone, phần lớn hoạt động sản xuất vẫn tập trung ở Trung Quốc nhưng các khoản đầu tư gần đây vào Ấn Độ đã bắt đầu tạo ra một trung tâm sản xuất mới, nơi công ty có thể xuất khẩu số lượng lớn sang Mỹ. Ấn Độ đang nhanh chóng trở thành nước tiêu dùng iPhone hàng đầu và hoạt động sản xuất tại địa phương này không chỉ giúp giảm chi phí hậu cần phân phối mà còn cải thiện khả năng chi trả vì thuế nhập khẩu không được áp dụng."

Tuy nhiên, vẫn có những giới hạn về số lượng iPhone có thể rời khỏi Trung Quốc.

Việc đưa về nước sẽ mất nhiều năm

TD Cowen cho biết: “Chúng tôi tin rằng, công suất hiện tại tại các cơ sở của Ấn Độ có thể hỗ trợ sản lượng khoảng 25 triệu chiếc mỗi năm. Công suất này sẽ đáp ứng nhu cầu địa phương ~10 triệu và ~20% trong số hơn 70 triệu đơn vị iPhone tại Mỹ (~30% nhu cầu toàn cầu)."

Báo cáo tiếp tục: "Ngược lại, Mac và iPad có bước tiến triển tốt trong việc dịch chuyển về nước với bước đệm ở Đông Nam Á. Nghiên cứu thực địa về chuỗi cung ứng của chúng tôi cho thấy, Việt Nam đã phát triển thành trung tâm sản xuất máy tính lớn trong những năm gần đây và một lượng nhỏ MacBook, iPad và Apple Watch đã được sản xuất ở đó.”

“Chúng tôi ước tính, năng lực của Việt Nam có thể đáp ứng khoảng 40% nhu cầu Mac/iPad hàng năm của Mỹ. Mặc dù đây là bước tiến tốt và vẫn cần bổ sung năng lực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Mỹ nhưng việc đa dạng hóa sản xuất sang các nhà cung cấp ngoài Trung Quốc vẫn cần thiết để đạt được mục tiêu quay trở lại nước Mỹ”.

TD Cowen ước tính, phải mất tới 18 tháng để một công ty thành lập một nhà máy sản xuất mới và thậm chí có thể lâu hơn để tổ chức toàn bộ chuỗi cung ứng. Các nhà phân tích cho biết: “Nếu một bộ phận quan trọng không thể được sản xuất tại chuỗi cung ứng thì việc đưa về nước sẽ chỉ có thể diễn ra một phần”.

Nguồn: [Link nguồn]

Đây chính là thiết kế hút khách của iPhone 16 Pro và 16 Pro Max

Trang MacRumors vừa chia sẻ một loạt mô hình của iPhone 16 Pro và 16 Pro max dựa trên thiết kế bên trong của Apple.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRẦN VY ([Tên nguồn])
Apple Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN