Dynamic Island đình đám “vay mượn” ý tưởng của Android từ 7 năm trước

Sự kiện: iPhone 14

Tính năng Dynamic Island vừa được công bố trên iPhone 14 Pro và Pro Max đang khiến cộng đồng iFan vô cùng phấn khích, nhưng nó không hề mới với người dùng Android.

Tại sự kiện Far Out được tổ chức vào rạng sáng ngày 8/9, Apple đã chính thức giới thiệu dòng sản phẩm iPhone 14 hoàn toàn mới của công ty, trong đó iPhone 14 Pro và Pro Max đã khiến người hâm mộ thích thú với một thiết kế mới loại bỏ phần tai thỏ để chuyển sang phần cắt camera trước có hình viên thuốc.

Thiết kế này không phải là mới và nó từng xuất hiện trên các thiết bị Android trước đây, nhưng Apple đã giới thiệu một tính năng gọi là “Dynamic Island” khiến cho phần cắt hình viên thuốc trở nên “thông minh hơn” bằng cách tận dụng nó trở thành một phần chức năng của điện thoại, thay vì chỉ là một thiết kế tĩnh choán chỗ hiển thị như với tai thỏ.

Tính năng Dynamic Island thú vị trên iPhone 14 Pro và Pro Max.

Tính năng Dynamic Island thú vị trên iPhone 14 Pro và Pro Max.

Dynamic Island có thể được sử dụng để hiển thị các trạng thái trong khi đang phát nhạc và thậm chí có thể hiển thị ảnh bìa album. Nó cũng có thể hiển thị khi bạn đang thực hiện một cuộc gọi, hướng dẫn chỉ đường và hơn thế nữa. Phải thừa nhận rằng đây là một cách tận dụng vùng bị cắt đầy thông minh, nhưng Apple không phải là người đầu tiên thực hiện nó.

Hãy nhớ về LG V10

LG thực sự là một trong những hãng sản xuất điện thoại thông minh đầu tiên giới thiệu việc sử dụng màn hình phụ trên điện thoại thông minh với LG V10 ra mắt vào năm 2015, sau đó vài năm cũng đến lượt HTC nhảy vào cuộc đua.

LG V10 là điện thoại thông minh đầu tiên trong dòng điện thoại thông minh V-series của LG và một trong những tính năng then chốt để thúc đẩy kinh doanh của nó là màn hình phụ. Màn hình phụ được tích hợp vào màn hình chính và nằm phía trên cùng để giúp tạo ra một thiết kế và giao diện liền mạch hơn.

LG V10 từng ra mắt với màn hình phụ vào năm 2015.

LG V10 từng ra mắt với màn hình phụ vào năm 2015.

Nhưng có vẻ không may cho LG với tính năng đổi mới này, họ có thể đã đi trước thời đại nhưng nhiều người dùng vào thời điểm đó nhận thấy rằng màn hình phụ không thực sự cần thiết. Một số người còn cảm thấy rằng đó là sự phô trương.

Tuy tính năng vẫn đem lại những công dụng nhất định nhưng có lẽ sự phụ thuộc của LG vào nó đã khiến hãng ngày càng trượt dốc hơn.

Tính ứng dụng và thực hiện kém

Trong trường hợp của Dynamic Island, nó hầu như không yêu cầu thao tác đầu vào từ người dùng. Người dùng có thể tương tác với nó bất cứ lúc nào bằng thao tác chạm để khởi chạy ứng dụng mà nó đang hiển thị hoặc nhấn giữ để hiển thị các điều khiển bổ sung mà không cần khởi chạy ứng dụng đầy đủ, nhưng phần lớn, nó chỉ ở đó để truyền tải thông tin và không chiếm dụng quá nhiều diện tích hiển thị, đó là điều mà Apple có thể thành công trong khi LG thất bại.

Với màn hình phụ của LG V10, nó hoạt động như một màn hình phụ theo đúng nghĩa đen, ngoại trừ việc nó nhỏ hơn và hơi cồng kềnh khi sử dụng. Điều này là do LG đã cố gắng coi nó như một màn hình điện thoại thứ hai đi kèm với các phím tắt và nút ứng dụng không cần thiết, trong khi người dùng đã có một màn hình chính lớn hơn và dễ sử dụng ở bên dưới.

Tuy mới lạ nhưng màn hình phụ trên LG V10 không được đón nhận quá nhiều.

Tuy mới lạ nhưng màn hình phụ trên LG V10 không được đón nhận quá nhiều.

Tuy màn hình phụ vẫn có những công dụng của riêng nó, như điều khiển nhạc và nhắc nhở lịch, nhưng còn lại trong hầu hết trường hợp nó không quá cần thiết và nó thực sự đã chiếm một phần diện tích màn hình cho các tính năng mà không phải ai cũng có thể muốn hoặc cần sử dụng.

Thiếu sự hỗ trợ của nhà phát triển

Thiết bị Android có thể đến từ hàng chục nhà sản xuất khác nhau và có vô số thiết kế, sẽ không hợp lý khi các nhà phát triển chỉ tập trung tạo ra các ứng dụng được thiết kế xoay quanh một thiết bị cụ thể như LG V10. Đây là điểm mấu chốt khiến Apple có thể thành công trong khi LG không làm được.

Apple thường giới thiệu các tính năng iPhone có xu hướng tồn tại trong nhiều năm, có nghĩa là các nhà phát triển có thể tạo ứng dụng để hỗ trợ Dynamic Island mà không phải lo lắng rằng Apple có thể khai tử nó trong một hoặc hai thế hệ iPhone tiếp theo.

Việc thiếu đi sự hỗ trợ của các nhà phát triển đã khiến LG V10 dần rơi vào quên lãng.

Việc thiếu đi sự hỗ trợ của các nhà phát triển đã khiến LG V10 dần rơi vào quên lãng.

Ngoài ra, Dynamic Island thiên về truyền tải thông tin hơn là hoạt động như một tính năng tương tác, vì vậy, ngay cả khi không phải tất cả các ứng dụng đều hỗ trợ nó, nó sẽ không phải là vấn đề quá lớn.

Điều này không giống như màn hình phụ của LG V10, nếu người dùng không tận dụng nó, họ sẽ lãng phí một phần tiềm năng của điện thoại.

Mở đường cho tương lai

Tuy nhiên, chúng ta không thể thực sự đổ lỗi cho LG về cách mà màn hình phụ được triển khai trên LG V10. Đó là một loại tính năng mới vào thời điểm đó và theo công nhận của LG, họ đang thử nghiệm một thứ gì đó mới mẻ trong một thị trường cạnh tranh gắt gao với những chiếc điện thoại thông minh cao cấp khác.

Hiện tại, khi nhìn lại cách mà mọi thứ đã diễn ra, chúng ta nên dành cho LG một lời cảm ơn vì đã có một bước nhảy vọt với một tính năng mà cuối cùng có thể đã cung cấp cho các công ty như Apple một bước đệm để đem đến Dynamic Island ngày hôm nay.

Đây là tính năng trên iPhone 14 Pro khiến cộng đồng “mê mẩn”

iPhone 14 Pro là iPhone đầu tiên của Apple loại bỏ notch kể từ khi công ty ra mắt iPhone X vào năm 2017 để chuyển sang Dynamic Island - một tính năng đang khiến nhiều người “chết mê...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẠCH NGÂN ([Tên nguồn])
iPhone 14 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN