Đây là lý do Apple không bao giờ sản xuất iPhone tại Mỹ

Sự kiện: iPhone Apple

Không chỉ Apple, nhiều hãng smartphone cũng đều đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.

Mới đây, bài báo của New York Times đã nêu bật một số vấn đề mà Apple sẽ phải đối mặt nếu quyết định chuyển nhà máy sản xuất từ ​​Trung Quốc về Mỹ. Cuộc chiến thương mại giữa hai nước đang nóng lên sau khi chính quyền Mỹ bắt giữ Giám đốc tài chính - CFO Huawei của Trung Quốc vì ăn cắp bí mật thương mại.

Đây là lý do Apple không bao giờ sản xuất iPhone tại Mỹ - 1

iPhone được sản xuất và lắp ráp chủ yếu tại Trung Quốc.

Thậm chí, trước khi căng thẳng giữa hai nước leo thang đến thời điểm này, Tổng thống Mỹ - Donald Trump cũng đã từng đề nghị Apple nên bắt đầu sản xuất iPhone tại quê hương.

Từ việc sản xuất ốc vít

Trong bài báo New York Times, một ví dụ tiêu biểu đã được đề cập tới, giúp người đọc hình dung được thảm cảnh khi Apple tự sản xuất các sản phẩm của mình ở Mỹ thay vì gia công chúng ở các công ty Trung Quốc.

Cụ thể, trở lại năm 2012, Tim Cook tuyên bố rằng Apple sẽ bắt đầu sản xuất máy tính Mac ở Mỹ, sản phẩm đầu tiên của Apple được sản xuất hoàn toàn bởi công nhân Mỹ - Mac Pro. Đáng tiếc, nhà máy của Apple ở Austin, Texas, đã phải vật lộn để tìm đủ ốc vít cần thiết cho Mac Pro, vì Apple lúc đó đang phụ thuộc vào một nhà thầu sản xuất ở Mỹ - nơi chỉ có thể sản xuất 1.000 ốc vít mỗi ngày.

Đây là lý do Apple không bao giờ sản xuất iPhone tại Mỹ - 2

Apple Mac Pro.

Sự thiếu hụt ốc vít chỉ là một trong những lý do chính khiến “Nhà Táo” không thể giữ lời hứa và khiến Mac Pro không thể tiếp tục sản xuất ở Mỹ. Những vấn đề này dẫn đến nhiều tháng trì hoãn và cuối cùng buộc Apple phải đặt mua ốc vít từ Trung Quốc để ra mắt Mac Pro đúng hạn trên thị trường.

Đây cũng là lý do đã thuyết phục Apple không nên sản xuất iPhone hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác của mình ở Mỹ. Không có quốc gia nào có thể phù hợp với trình độ kỹ năng, cơ sở hạ tầng, khối lượng và chi phí như Trung Quốc tại thời điểm đó và mọi thứ vẫn chưa thay đổi cho đến ngày nay.

Một vấn đề khác mà Apple phải đối mặt nếu sản xuất iPhone ở Mỹ là chi phí. Theo công ty có trụ sở tại Cupertino, lương khởi điểm cho công nhân lắp ráp sản phẩm tại Trung Quốc là 3,15 USD (tương đương 73,255 nghìn đồng) mỗi giờ nhưng sẽ phải trả giá cao hơn rất nhiều với cùng một công việc ở Mỹ. Điều đó sẽ khiến hãng thu về lợi nhuận thấp hơn vì chi phí lắp ráp sẽ được phản ánh trong giá của sản phẩm, được tăng theo cấp số nhân.

Đó là chưa kể đến việc công nhân ở Trung Quốc làm việc theo ca vào mọi giờ và đôi khi, họ còn bỏ qua giấc ngủ để đạt được mục tiêu sản xuất - điều không thể ở Mỹ. Giải pháp duy nhất cho vấn đề này ở Mỹ là “Táo Khuyết” phải đầu tư vào robot và kỹ sư chuyên ngành thay vì thuê một lượng lớn công nhân được trả với mức lương eo hẹp hơn.

Vì vậy, không chỉ chi phí thuê nhân công ở Trung Quốc rẻ hơn nhiều, mà thực tế là công ty có thể thuê hàng trăm ngàn công nhân làm việc cả đêm để đáp ứng các mục tiêu sản xuất là lý do quan trọng nhất.

Đến việc Apple đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Mặc dù hoạt động kinh doanh của Apple gắn chặt với Trung Quốc nhưng công ty buộc phải tìm giải pháp thay thế sau khi chính quyền Trump đe dọa sẽ áp dụng thuế quan đối với điện thoại được sản xuất tại Trung Quốc. Hai quốc gia có thể đáp ứng các yêu cầu của Apple và sẽ trở thành ứng viên quan trọng trong chuỗi cung ứng của công ty là: Ấn Độ và Việt Nam.

Đây là lý do Apple không bao giờ sản xuất iPhone tại Mỹ - 3

iPhone Xs và iPhone X với camera sau kép.

Khi căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục gia tăng, Apple dự kiến ​​sẽ tìm các đối tác mới bên ngoài Trung Quốc có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của hãng như thị trường này. Dự kiến, các nhà máy mới của “Táo Cắn Dở” sẽ bắt đầu sản xuất từ 1-2 năm nữa. Hiện tại, Apple vẫn tiếp tục thuê nhân công ở Mỹ nhưng dự kiến ​​sẽ không sản xuất iPhone ở quê hương, ít nhất là không trong tương lai gần.

Có thể mua smartphone được sản xuất ngoài Trung Quốc không?

Có một sự thật là không chỉ Apple mà hầu hết các hãng khác cũng đã chuyển nhà máy sản xuất điện thoại thông minh sang Trung Quốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý.

Ví dụ như các flagship của Samsung: Galaxy S8/ Galaxy S8+, Galaxy S9/ Galaxy S9+, Galaxy Note 8 và Galaxy Note 9 được sản xuất tại 3 quốc gia: Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, còn có Google Pixel 2 và Pixel 2 XL được sản xuất tại Hàn Quốc, hợp tác với LG.

Một số điện thoại thông minh của HTC như U11 và U11 Life được sản xuất tại Đài Loan, giống như Asus ZenFone 4 Pro. Ngay cả Sony cũng tự sản xuất một trong những điện thoại thông minh của mình: Xperia XA2 Ultra được sản xuất tại Nhật Bản trong khi LG V30 được gắn mác Made in South Korea.

Một số mẫu điện thoại thông minh không được sản xuất tại Trung Quốc bởi vì cơ sở hạ tầng của quốc gia này không thể đáp ứng số lượng lớn mà Samsung hoặc các công ty khác cần trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mua một chiếc điện thoại không được sản xuất tại Trung Quốc, số lượng này rất hạn chế. Thêm vào đó, tất cả các thiết bị được lắp ráp tại Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam hoặc các quốc gia khác đều có các chi tiết bên trong được sản xuất tại Trung Quốc.

Apple, Samsung và Huawei dẫn đầu phân khúc cao cấp năm 2018

Năm 2019 được dự đoán sẽ có nhiều khởi sắc trong phân khúc điện thoại thông minh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên ([Tên nguồn])
iPhone Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN