Đây là loại cáp sạc cần tránh xa đề phòng cháy nổ
Không biết người dùng đã từng sử dụng cáp sạc như trong hình chưa, đó là một loại cáp dùng một bộ sạc có thể sạc 3 thiết bị có giao diện sạc khác nhau, hay 3 trong 1.
Cáp sạc 3 trong 1 có mặt khắp mọi nơi, trong cửa hàng, trên ô tô và thậm chí ở nhà nhưng ít người cảnh giác với nó. Nó có giá rất rẻ, thậm chí vài chục nghìn đồng là có thể mua tại một số cửa hàng, thậm chí từ một số thương hiệu được quảng cáo uy tín, vì vậy nhiều người nghĩ sẽ chỉ cần một khoản tiền nhỏ là có thể giải quyết được vấn đề sạc của nhiều thiết bị.
Ảnh minh họa.
Vấn đề là, những cáp sạc giá rẻ này dẫn theo nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí có những trường hợp một trong những sợ cáp trở nên cực kỳ nóng ngay cả khi không được kết nối với bất kỳ thiết bị nào. Các chuyên gia sau đó đã thử tắt nguồn và lấy dụng cụ đo nhiệt ra xem xét thì thấy nhiệt độ của đường truyền dữ liệu trong cáp thực tế đã lên tới 66,1 độ C.
Sau khi thử tháo sợi dây này ra, các chuyên gia phát hiện nó bị đoản mạch và cổng kết nối bị cháy đen. Đây là trường hợp của người lớn, nhưng hãy thử xem, nếu một đứa trẻ ở nhà vô tình gặp phải tình huống này thì hậu quả sẽ khó lường.
Ảnh minh họa.
Để có cái nhìn rõ hơn, sau khi kiểm tra thông tin trên mạng, các chuyên gia ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng cáp sạc 3 trong 1 chất lượng thấp như vậy đã gây ra các sự cố. Một cư dân mạng cho biết đã mua loại cáp sạc 3 trong 1 như vậy, sau khi sạc không rút đầu kết nối củ sạc ra, khi để cổng sạc chạm vào bàn thì cáp dữ liệu bắt đầu bốc khói.
Ảnh minh họa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng cần “tránh mua cáp sạc 3 trong 1”. Đó là những loại cáp dữ liệu có chất lượng kém, tay nghề sản xuất không cao và rất không đáng tin cậy, đặc biệt với mức giá chỉ vài chục nghìn càng thể hiện sự kém tin cậy. Nó không chỉ có nguy cơ bị đoản mạch do chất lượng không đạt tiêu chuẩn mà còn có thể làm hỏng thiết bị của người dùng do khả năng sạc nhanh.
Bởi vì các dây sạc nhanh 3 trong 1 này có giá vài chục nghìn nên có khả năng chỉ kết nối 3 dây lại với nhau và không có khả năng nhận dạng độc lập giao thức sạc nhanh của từng thiết bị sạc.
Ảnh minh họa.
Ví dụ, sau khi nghiên cứu một cáp sạc 3 trong 1 được gắn nhãn “120W”, sau khi tháo ra và phát hiện lớp cách điện trên ba sợi dây chỉ đơn giản dễ lột ra và buộc lại với nhau bằng một nút kim loại nhỏ. Bằng cách này, khi 3 thiết bị được sạc cùng lúc, nó tương đương với việc kết nối song song 3 thiết bị và điện áp mà giao diện của chúng nhận được là như nhau. Nếu một trong ba dây đang sạc điện thoại hỗ trợ sạc nhanh, hai dây còn lại được kết nối với tai nghe Bluetooth hoặc sạc dự phòng không hỗ trợ sạc nhanh. Lúc này, để đáp ứng nhu cầu sạc nhanh, điện thoại sẽ “đàm phán” với bộ sạc để tăng điện áp sạc. Đầu sạc không thể biết được ba thiết bị đã được kết nối, nó tưởng rằng đó chỉ là một thiết bị sạc nhanh đang sạc nên vui vẻ tăng điện áp lên.
Bởi vì tai nghe và sạc dự phòng được gắn vào cùng một cáp dữ liệu giá rẻ nên đương nhiên chúng phải tăng điện áp cho phù hợp. Điện thoại sạc nhanh có điện áp cao như yêu cầu, nhưng hai thiết bị còn lại không hỗ trợ sạc nhanh không có điện áp cao khiến chúng vượt mức chịu đựng và có thẻ bị cháy nổ ngay lập tức. Vì vậy, nếu vô tình mua phải một sợi cáp như vậy, tốt nhất người dùng chỉ nên sử dụng một trong các cổng và đừng bao giờ sạc ba cổng cùng lúc.
Ảnh minh họa.
Cáp sạc nhanh 3 trong 1 đắt hơn một chút có thể giải quyết vấn đề cháy máy, nhưng thông thường nó chỉ có thể hỗ trợ một cổng để sạc nhanh. Loại cáp này thường bố trí chip giảm điện áp và mạch bảo vệ cơ bản tại vị trí đi dây, chỉ cho phép một giao diện hỗ trợ sạc nhanh và buộc hai giao diện còn lại trở thành đường dữ liệu thông thường. Điện áp của hai đường dây này sẽ bị khóa ở giá trị tương đối thấp, nhờ đó các thiết bị như tai nghe, sạc dự phòng kết nối với chúng sẽ không bị cháy do điện áp cao khi sạc nhanh.
An toàn là vậy nhưng sạc nhanh 3 trong 1 đã không còn nữa, nếu sạc cùng lúc thì chỉ có thể sạc nhanh một thiết bị, còn hai thiết bị còn lại chỉ có thể mang lại trải nghiệm cao nhất là 5V-1A. Vì vậy, thay vì lo lắng, hãy mua nhiều sợi cáp khác nhau thay vì 3 trong 1 để thuận tiện.
Ảnh minh họa.
Đã đến lúc loại bỏ loại cáp dữ liệu tất cả trong một này. Xét cho cùng, khá khó để tìm được một thiết bị không sử dụng cổng sạc USB-C trong các thiết bị hiện đại ngày nay. Ngay cả dòng iPhone 15 cũng đã chuyển sang tiêu chuẩn này, vì vậy mọi thứ sẽ dần đi vào xu hướng chung với một cổng sạc USB-C duy nhất.
Người dùng nên cất cáp sạc đi sau khi sạc xong thay vì cắm cáp sạc vào nguồn điện trong thời gian dài vì chúng mang lại những tiềm ẩn rủi ro nhất...
Nguồn: [Link nguồn]