Đánh giá Samsung Galaxy Z Flip: Sát thủ của smartphone cao cấp
Samsung đã tích hợp những công nghệ tối tân nhất trên chiếc điện thoại nắp gập thứ hai của mình, mở ra tương lai của một phân khúc mới.
Video đánh giá chi tiết Samsung Galaxy Z Flip.
Theo đánh giá từ các chuyên gia đầu ngành, Samsung Galaxy Z Flip là điện thoại có màn hình gập lại tốt nhất từ trước đến nay. Hiện tại, phân khúc smartphone này mới chỉ có Motorola Razr, Galaxy Fold và Huawei Mate X. Samsung đã tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất, hài hòa với thiết kế của Galaxy Z Flip, tạo ra một chiếc điện thoại có thể gập lại rất thú vị, mang lại hiệu quả cho các nhiệm vụ thường ngày.
Galaxy Z Flip là chiếc smartphone có màn hình gập khá thành công của Samsung.
Với Galaxy Z Flip, Samsung đã xóa tan mọi sự nghi ngờ, cho rằng điện thoại có thể gập lại không có quyền tồn tại, chỉ là đồ chơi thử nghiệm. Đây thực sự là một kỳ tích ấn tượng đối với Samsung với dòng sản phẩm thiết kế mới, đặc biệt là sau phiên bản đầu tiên khá thảm hại.
Galaxy Z Flip khi gập lại.
Với giá bán 36 triệu đồng tại thị trường Việt Nam, Galaxy Z Flip được cho là khá đắt đỏ so với các “đối thủ” có các thông số kỹ thuật tương đương. Màn hình kính có thể uốn cong rất dễ vỡ và điện thoại dễ bị dính nước và bụi. Tuổi thọ pin của máy cũng khá hạn chế và màn hình ngoài 1,1 inch thừa thãi.
Tất nhiên, không phải ai cũng có thể mua Galaxy Z Flip. Chiếc điện thoại đặc biệt này dành cho những người dùng có sở thích mới lạ và có khả năng tài chính.
Những ưu điểm của Galaxy Z Flip:
● Dễ dàng sử dụng.
● Thiết kế mạnh mẽ và nhỏ gọn.
● Màn hình cho phép mở ở nhiều góc độ khác nhau.
● Màn hình kính có thể gập lại - lần đầu tiên trên thế giới nhưng không có nếp nhăn.
● Chất lượng camera siêu “đỉnh” trên cả ba cảm biến.
● Thông số kỹ thuật cao cấp, bao gồm: bộ xử lý Snapdragon 855 Plus, RAM 8GB, bộ nhớ trong 256GB, sạc nhanh và sạc không dây ngược.
● Có chế độ chia đôi màn hình, sử dụng bằng một tay.
● Tặng kèm vỏ nhựa miễn phí.
● Chạy hệ điều hành Android 10 và giao diện Samsung One UI 2.
Thiết kế vô cùng tinh xảo.
Những nhược điểm trên Galaxy Z Flip:
● Giá đắt: 36 triệu đồng tại Việt Nam.
● Dễ bám dấu vân tay.
● Màn hình bên ngoài quá nhỏ.
● Tuổi thọ pin hơi ngắn.
● Nhiều video và trò chơi không phù hợp với tỷ lệ màn hình 21,9: 9.
● Máy quét dấu vân tay chưa thuận tiện.
● Dễ bị hư hại khi tiếp xúc với nước và bụi.
Chế độ Flex là tính năng “sát thủ” của Galaxy Z Flip
Khả năng đóng – mở tự do của bản lề trên Galaxy Z Flip được Samsung gọi là Chế độ Flex và cho đến nay, đây là tính năng độc đáo, thú vị và hiệu quả nhất của sản phẩm, cho phép người dùng tương tác với điện thoại vô cùng tiện lợi. Người dùng có thể chụp ảnh selfie mà không phải giữ máy (ống kính góc rộng và chế độ hẹn giờ hoạt động rất tốt) hoặc đọc hộp thư đến hay lướt mạng xã hội trong khi ăn trưa.
Khả năng hoạt động tối ưu.
Tất nhiên, Chế độ Flex cũng có hạn chế vì nó chia đôi màn hình, thu hẹp phần tương tác ở kích cỡ chỉ 4 inch. Ngoài ra, một lợi ích khác là có thể sử dụng một nửa làm bàn phím ảo và nửa còn lại là màn hình hiển thị. Nhược điểm duy nhất với Chế độ Flex là bản lề khá cứng, cần một chút lực để mở điện thoại khi đóng.
Màn hình bên ngoài là nhược điểm của Galaxy Z Flip
Galaxy Z Flip có một điểm trừ là màn hình bên ngoài quá nhỏ, hẹp và hầu như không hữu ích. Trong khi đó, Motorola Razr có màn hình bên ngoài 2,7 inch, đủ lớn để xem thông báo và cho phép trả lời bằng giọng nói và tin nhắn.
Màn hình phụ không tiện ích.
Trên Galaxy Z Flip, người dùng có thể nhấn đúp để xem thời gian, ngày tháng và % pin, các biểu tượng ứng dụng đại diện cho thông báo. Tuy nhiên, người dùng sẽ cần phải mở điện thoại để đọc được các thông báo chi tiết.
Chất lượng camera khiến Motorola Razr phải xấu hổ
Ảnh chụp ban ngày.
Thực tế, chất lượng camera trên Motorola Razr không cùng đẳng cấp với Galaxy Z Flip. Cảm biến rộng và góc siêu rộng 12 megapixel trên điện thoại của Samsung chụp ảnh đẹp hơn và cung cấp nhiều tùy chọn hơn so với camera 16 megapixel đơn của Razr, đặc biệt là với ảnh chụp thiếu sáng. Bên trong, Z Flip có một camera selfie 10 megapixel để hỗ trợ chụp ảnh và gọi video (Razr chỉ có camera trước 5MP nghèo nàn).
Ảnh chụp cận khá sắc nét.
Về cơ bản, “siêu phẩm” của Samsung sử dụng các cảm biến camera của Galaxy S10. Tất nhiên, Galaxy Z Flip sử dụng các cảm biến đã được thiết kế lại hoàn toàn và cải thiện chất lượng ảnh chụp rất nhiều.
Ảnh chụp ban đêm.
Một tính năng camera mà điện thoại Galaxy Z Flip và Galaxy S20 có chung là Single Take, sẽ chụp tối đa 10 ảnh và 4 video bằng cách sử dụng nhiều camera cùng lúc, giúp người dùng chọn ra những khoảnh khắc ưng ý nhất.
Ảnh chụp từ Galaxy Z Flip.
Qua thử nghiệm, Single Take hoạt động tốt nhất trong các cảnh quay hành động hoặc khi chụp ảnh đi chơi, mang lại trải nghiệm không khác so với Galaxy S10 cao cấp.
Tuổi thọ pin của Galaxy Z Flip không quá dài
Với dung lượng pin 3.300 mAh trên hai thỏi pin, Galaxy Z Flip vẫn có dung lượng pin lớn hơn so với Razr (2.510 mAh). Trong các thử nghiệm, điện thoại có thể sử dụng thoải mái trong cả ngày.
Cụm camera sau kép.
Nếu sử dụng để phát Wifi, phát trực tuyến video và điều hướng bản đồ, chiếc smartphone cao cấp có thể chạy trong khoảng 13 giờ. Thời gian này được xem là khá ổn dù vẫn ngắn hơn so với các thiết bị khác.
Hiện tại, pin của Galaxy S20 có dung lượng 4.000 mAh và Galaxy S20 Ultra có pin 5.000 mAh với giá bán chỉ đắt hơn một chút so với Galaxy Z Flip. Tuổi thọ pin rõ ràng là một thách thức đối với điện thoại có thể gập lại. Giới công nghệ hy vọng, Samsung và các hãng khác sẽ cải thiện điều này trong các thế hệ tương lai.
Màn hình kính của Z Flip có bền không?
Thiết kế bền bỉ.
Tuổi thọ là thứ không thể kiểm tra trên một sản phẩm trong thời gian ngắn. Samsung khẳng định màn hình và bản lề của Galaxy Z Flip sẽ cung cấp tới 200.000 lần gập lại, tương đương với khoảng 5 năm với tần suất sử dụng thông thường. Cho tới thời điểm hiện tại, người dùng Galaxy Z Flip tỏ ra khá hài lòng với sản phẩm này, sản phẩm cũng bán rất "chạy" tại nhiều thị trường.
Nguồn: [Link nguồn]
Nằm trong phân khúc giá 30 triệu đồng, đây là 2 mẫu smartphone cao cấp hàng đầu hiện nay của Samsung.