Đánh giá Nikon D5500: Rẻ và nhỏ gọn
Với thiết kế nhỏ gọn và hiệu suất ‘bắt’ ảnh nhanh, Nikon D5500 là sản phẩm tầm trung hấp dẫn với nhiều nhiếp ảnh gia.
Nhiều đánh giá cho thấy Nikon D5500 là một phiên bản cập nhật khá “khiêm tốn” so với D5300 được ra mắt vào năm 2013, chỉ khác về thiết kế và màn hình cảm ứng. Một sự khác biệt đáng kể nữa giữa D5300 và D5500 là ống kính. Máy ảnh D5300 sở hữu ống kính có khẩu độ f3.5-5.6, kit 18-140 mm - lớn hơn khá nhiều so với D5500 (f3.5-5.6 II và 18-55mm).
Nikon D5500 chính là phiên bản cập nhật của D5300
Chất lượng hình ảnh
Qua hàng loạt các bài kiểm tra hình ảnh, D5500 cho chất lượng hình ảnh hầu như không khác nhiều so với D5300. Người dùng có thể chỉnh sửa hình ảnh bằng cách tạo ra điểm nhấn, tạo các chi tiết bóng hoặc làm cho hình ảnh sắc nét hơn.
Theo nhận xét chung, chất lượng video của máy đem lại rất tốt, hơn hẳn so với các máy tầm trung khác và phù hợp khi sử dụng cho các kỳ nghỉ, đặc biệt là các hoạt động thể chất. Mới đây, Nikon đã cung cấp thêm cho dòng máy của mình công nghệ Hồ sơ màu trung tính (flat picture profile), phục vụ hữu ích cho quá trình quay phim và cung cấp sự linh hoạt tối đa cho người sử dụng trong hậu kỳ.
Về cơ bản chất lượng hình ảnh không cải thiện nhiều so với phiên bản tiền nhiệm
Hiệu suất
Một trong những điểm trừ về hiệu suất của D5500 là ống kính chỉ đạt tiêu cự 18-55mm, dẫn đến tình trạng lấy nét tự động của ống kính kit chậm. Tuy nhiên, chiếc máy ảnh này có khả năng chụp khá nhanh chóng, vào khoảng 0,3 giây - nhanh hơn nhiều so với Pentax K-S2. Thời gian để tập trung và lấy nét rơi vào khoảng 0,6 giây. Trong thực tế, thời gian này có thể lên đến 1,3 giây.
Qua thử nghiệm, việc chụp liên tiếp 2 ảnh sẽ mất khoảng 0,2 giây trên cả hai định dạng JPEG hoặc raw và sử dụng đèn flash tăng lên khoảng 1,3 giây. Không giống như nhiều máy ảnh khác có khả năng tập trung và chụp ngay khi flash được bật, D5500 chỉ có thể chụp khi đèn flash đã sẵn sàng.
Ngoài ra, khả năng chụp liên tục của thiết bị được đánh giá là tốt, đạt mức 5,1 khung hình/giây. Khả năng tự động lấy nét liên tục của máy hoạt động khá ổn định, tuy nhiên thiếu sót nữa của dòng thiết bị này là không có chế độ panning (lia máy) cho ổn định hình ảnh quang học.
Thêm vào đó, khả năng tự động lấy nét trong khi quay video là khá khó khăn bởi hệ thống này hoạt động khá tồi, ống kính cũng gây không ít tiếng ồn. Màn hình LCD đem lại hình ảnh khá đẹp và tươi sáng, có khả năng lật và xoay dễ dàng và hỗ trợ xem dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Pin phục vụ lên tới 820 bức ảnh/lần sạc đầy.
Thiết kế và tính năng
Mặc dù Nikon chỉ thu gọn kích thước của máy không nhiều nhưng đối với những người có bàn tay lớn thì đây rõ ràng là 1 điều bất tiện, giống như siêu phẩm EOS SL1 của Canon trước đó. Ở mặt sau, phía bên phải của kính ngắm quang học là nút tự động lấy nét, khóa phơi sáng và các nút thông. Phía bên phải của màn hình LCD được bố trí các nút xem, nút zoom, thu nhỏ và nút xóa theo phong cách cổ điển.
Nút menu được bố trí nằm phía bên trái của kính ngắm quang học. Hệ thống menu của Nikon được sắp xếp tương đối đơn giản nhưng đối với những người mới dùng có thể gặp đôi chút rắc rối khi tìm các thiết lập.
Khe cắm thẻ SD nằm ở phía tay nắm của máy ảnh, phía bên phải là giắc cắm mic, cổng kết nối USB và cáp AV. Mặc dù D5500 có ưu điểm là kết nối Wi-Fi rất dễ dàng với các thiết bị di động nhưng các ứng dụng khác của Nikon vẫn được cho là khá đơn giản, bao gồm: chế độ lấy nét thủ công (Live View); có khả năng kích hoạt màn trập và thiết lập chế độ hẹn giờ, hỗ trợ chụp và tự động ảnh tải về điện thoại hoặc máy tính bảng.
Nhình chung, so với thiết bị tiền nhiệm D5300, D5500 không có nhiều cải tiến về công nghệ nhưng vẫn xứng tầm là dòng máy ảnh tốt và vừa túi tiền của nhiều người với mức giá khoảng 579 USD (tương đương 12,6 triệu đồng).