Covid-19 đã thay đổi thói quen dùng smartphone như thế nào?
Có lẽ nhiều người đã nhận ra, đại dịch Covid-19 đang thay đổi thói quen sử dụng điện thoại thông minh của chúng ta.
Điện thoại thông minh đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn nếu không có điện thoại thông minh. Từ những nhiệm vụ đơn giản như tìm đường, đặt bánh Pizza, dịch một cụm từ nước ngoài hay tìm kiếm trên Google,…thay vì phải mất vài phút sẽ chỉ mất vài giây.
Vấn đề là điện thoại thông minh là thiết bị tạo thói quen tới con người. Dù muốn hay không, chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta cư xử trong thời gian dài. Và bây giờ, trong tình trạng cách ly trên toàn thế giới, đây là thời điểm hoàn hảo để suy nghĩ về thói quen của điện thoại thông minh và cách chúng ta thay đổi khi ở nhà.
Khử trùng tay, khử trùng cả smartphone
Theo các nhà nghiên cứu thị trường tại Adobe Analytics, nhu cầu về chất khử trùng tay đã tăng vọt 1.400% từ tháng 12 - 1 ở Mỹ, có nghĩa là mọi người đều rửa tay thường xuyên hơn. Và xuất phát từ một thói quen tốt hồi mẫu giáo, nhiều người cũng đã bắt đầu khử trùng điện thoại của họ.
Dữ liệu tìm kiếm từ khóa từ Google cho thấy sự tăng đột biến với các từ khoá "cách làm sạch điện thoại " và "cách khử trùng điện thoại" trên khắp Mỹ và thế giới. Trong khi trước đó, chẳng ai thèm để tâm đến việc khử trùng cho điện thoại của mình.
Giờ đây, mọi người đang làm sạch điện thoại thông minh thường xuyên hơn. Liệu thói quen mới được hình thành này có còn tồn tại sau những ngày hậu Covid-19 hay không?.
Giao tiếp qua màn hình
Khi ở nhà trong thời gian dài, thật khó để hòa nhập với mọi người. Nếu giao tiếp theo cách truyền thống, con người chỉ có thể tương tác với các nhân viên y tế từ cửa sổ và ban công. Giờ đây, các mạng xã hội chính là nơi tụ tập đông đảo nhất và Facebook, Instagram, TikTok đã ghi nhận tốc độ truy cập gia tăng đột biến trong thời gian này.
Thật thú vị, TikTok được hưởng lợi nhiều nhất với mức tăng 47% trong tháng 3, theo Google Trends. Facebook, Instagram và Twitter đã chứng kiến mức tăng khoảng 15% trong khi LinkedIn là “kẻ thua cuộc” khi ghi nhận tần suất sử dụng giảm 23% trong cùng kỳ. Hoạt động tìm kiếm trên web này đã bị người dùng chuyển đổi thành thời gian cho các mạng xã hội. Một bộ dữ liệu khác từ Statista cho thấy 32% người dân ở Mỹ dành nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội.
Nói cách khác, mọi người đang sử dụng tất cả các phương tiện có sẵn để giữ liên lạc và giao tiếp. Bạn không thể đi chơi với bạn bè, nhưng mọi người có thể gặp nhau trong Hangouts hoặc Skype. Instagram sẽ giúp bạn chia sẻ ảnh và video với bạn bè và thảo luận về chúng.
Gọi cho nhau
Điện thoại ngày nay là thiết bị đa chức năng, là công cụ giao tiếp cá nhân, dự báo thời tiết, đọc tin tức, máy nghe nhạc, xem phim, ... Tuy nhiên, con người là động vật xã hội, chúng ta cần giao tiếp và cảm nhận là một phần của xã hội. Điều thú vị là mọi người cần nghe giọng nói của người khác thay vì chỉ theo dõi các cuộc trò chuyện và bài đăng trên Facebook.
Cuộc gọi thoại trên mạng Verizon vào tháng 3 đã chứng kiến mức tăng 25% mỗi tuần và thời lượng cuộc gọi tăng 15%. Trong khi đó, các cuộc gọi nhóm Facebook đã tăng đột biến ở Ý với mức tăng hơn 1000% trong đại dịch. Các quốc gia khác cũng chứng kiến mức tăng hơn 50%. Lượng người dùng trung bình hàng ngày của Skype đã tăng lên 40 triệu, tăng 70% so với tháng trước và số phút gọi từ Skype đến Skype đã tăng 220%.
Những con số này chỉ ra rằng tình trạng cách ly xã hội hiện tại đã thổi sức sống mới vào các cuộc gọi (và video). Mặc dù không thể đi chơi với bạn bè, nhưng bạn vẫn cần nghe giọng nói của mọi người, điện thoại thông minh nào cũng cung cấp tính năng "cổ điển" này. Tuy nhiên, khi Covid-19 được dập tắt, mọi người rất có thể sẽ quay trở lại hành vi trước đây: chỉ lướt Instagram, Facebook và hiếm khi gọi điện.
Chơi game nhiều hơn
Ngoài lướt mạng xã hội, con người cũng đang chơi game nhiều hơn trong thời gian cách ly. Theo dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower, số lượt tải xuống trò chơi trên thiết bị di động tăng 39% trên toàn cầu vào tháng 2 so với năm ngoái. Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã mở ra chiến dịch chơi game #PlayApartTogether vào tháng 3 và khuyên mọi người nên ở nhà và chơi game.
Chơi game trên thiết bị di động đã gia tăng trong vài năm qua và việc cách ly xã hội đã làm gia tăng tình trạng này này. Người dùng chẳng cần đến các máy chơi game chuyên dụng vì smartphone đã có giao diện điều khiển phù hợp.
Sạc điện thoại liên tục hơn
Lối sống của con người cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tần suất và thời gian sạc điện thoại. Theo một nghiên cứu kéo dài 4 tuần với hơn 4000 người để đánh giá thói quen sạc điện thoại thông minh, mọi người có xu hướng sạc điện thoại từ 6 - 8 giờ tối. Hầu hết mọi người sẽ trở lại từ công việc sau khoảng thời gian đó.
Tuy nhiên, khi dành nhiều thời gian ở nhà hơn, thói quen này sẽ thay đổi. Nếu thường xuyên chơi game, xem phim hay lướt mạng xã hội, người dùng sẽ phải sạc smartphone thường xuyên hơn nhiều hoặc thậm chí vừa sạc, vừa sử dụng. Tất nhiên, thói quen này sẽ thay đổi khi đại dịch kết thúc. Smartphone chính là như vậy – chúng sẽ ở yên một chỗ cùng con người hoặc cùng con người di chuyển.
Kết luận
Khi mọi người bị cách ly trong nhà, mọi thiết bị đều được giải cứu. Những lo ngại rằng việc sử dụng quá nhiều điện thoại di động đang ảnh hưởng đến mọi người theo cách tiêu cực đang bị phản đối khá nặng nề. Rõ ràng, chúng ta đang ở trong thời kỳ khủng hoảng và khẩn cấp, nếu điện thoại thông minh có thể giúp mọi người kết nối theo nhiều cách thì đó là một điều tích cực.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo khảo sát mới đây nhất, gần 40% người dùng Trung Quốc dự kiến sẽ hoãn việc mua điện thoại thông minh.