Chọn Smart TV chạy hệ điều hành nào phục vụ EURO 2020?
Từ trước đến nay, mọi người chỉ chú ý đến hệ điều hành trên điện thoại và máy tính mà quên mất hệ điều hành trên TV.
Nhiều người khi mua Smart TV để phục vụ mùa EURO 2020 sắp tới sẽ thấy ngạc nhiên khi có nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau đang được sử dụng trên chúng, vì vậy chắc chắn sẽ băn khoăn không biết nên mua TV chạy hệ điều hành nào để phù hợp với nhu cầu. Tại thị trường Việt Nam hiện có 4 hệ điều hành trên Smart TV đang được sử dụng. Vậy ưu điểm của chúng ra sao và có phù hợp với mình không? Hãy cùng tìm hiểu.
Android
Một số TV sử dụng hệ điều hành Android như Sony, Toshiba, Sharp.
Ưu điểm
- Có thể cài đặt tập tin APK - dùng để cài đặt phần mềm trên hệ thống, và người dùng có thể chủ động cài thêm ứng dụng bằng tập tin này. Ở 3 hệ điều hành còn lại, người dùng chỉ có thể sử dụng các ứng dụng có sẵn trong kho ứng dụng.
- Mang đến những trải nghiệm giải trí như chơi game, giải trí và nghe nhạc tốt nhất.
Nhược điểm
- Với Android TV của Toshiba, người dùng sẽ thấy bất tiện vì kho ứng dụng có nhiều ứng dụng không tương thích với TV. Ngoài ra, một số TV yêu cầu người dùng sử dụng hai điều khiển từ xa.
- Giao diện nhiều biểu tượng khiến người dùng khó phân biệt và nhận biết.
Tizen
Tivi sử dụng hệ điều hành Tizen phổ biến nhất là Samsung. Gã khổng lồ công nghệ này đã tích hợp hệ điều hành Tizen vào TV của mình từ năm 2016, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và tiện lợi.
Ưu điểm
- Giao diện và thiết kế tốt. Tổng giao diện chỉ chiếm 1/3 diện tích màn hình, với các ký hiệu đơn giản, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
- Kết nối với nhiều thiết bị công nghệ, điện tử khác nhau như máy tính bảng, điện thoại thông minh.
- Cho phép truyền tải dữ liệu hai chiều, người dùng có thể xem video trong điện thoại trên màn hình TV và ngược lại.
- Không cần phải nhập tìm kiếm theo cách thủ công khi người dùng có thể sử dụng trợ lý giọng nói tích hợp trong TV.
- Ứng dụng Lock giúp bảo vệ thông tin và truy cập an toàn hơn, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ.
- Tizen TV có kho ứng dụng phong phú, nhiều kênh, chương trình giải trí và học tập hấp dẫn.
Nhược điểm
- Khả năng ký hiệu và tương thích với các thiết bị ngoại vi vẫn chưa được tối ưu hóa.
- Giao diện tổng thể của hệ điều hành có thể gây khó khăn cho những người ít sử dụng Smart TV.
WebOS
WebOS không phải là hệ điều hành TV gốc do LG sản xuất nhưng đây lại là “đứa con cưng” của hãng, được LG đầu tư phát triển và triển khai độc quyền cho tất cả các Smart TV của công ty.
Ưu điểm
- Giao diện thân thiện, bố cục biểu tượng và các mục được thiết kế dễ quan sát, logic, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
- Công nghệ VR 360 độ vượt trội mang đến cảm giác chân thực và hoàn hảo đến từng góc nhìn cho người xem.
- Chế độ Magic Link giúp người dùng khám phá thêm nhiều video liên quan đến sở thích cá nhân.
- Với phiên bản webOS 3.5, người dùng có thể yên tâm rằng mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật. LG đã chứng minh điều này với chứng nhận CAP2009-1.
Nhược điểm
- Đôi khi ứng dụng tìm kiếm bằng giọng nói hoạt động không tốt lắm.
- Kho ứng dụng về cơ bản không đa dạng và phong phú.
Linux
Sản phẩm sử dụng hệ điều hành Linux rất ít, với một thời gian nó là nền tảng trên Smart TV của Skyworth, vốn cũng đã chuyển dần sang Android.
Ưu điểm
- Tính ổn định cao. Mỗi khi ra mắt phiên bản mới, các lỗi cũ đều được sửa và cập nhật nhanh chóng.
- An toàn và bảo mật.
- Hoạt động mượt mà hơn và hỗ trợ nâng cấp thường xuyên ngay cả với TV cấu hình thấp.
Nhược điểm
- Các ứng dụng hỗ trợ bên ngoài còn hạn chế và không đa dạng.
- Điều khiển không hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói.
Đánh giá chung
Về giao diện, webOS sẽ được đánh giá cao hơn nhờ thiết kế đơn giản và dễ hiểu. Nhưng về tính năng và ứng dụng, Android TV nổi bật vì hỗ trợ cài đặt các tập tin APK ngoài. Trong khi đó Tizen và Linux được đánh giá hoạt động ổn định, mặc dù không có tính năng gì nổi trội so với hai hệ điều hành còn lại.
Nguồn: [Link nguồn]
Giữa 720p, 1080p và 4K UHD, đâu là độ phân giải tốt nhất cho Smart TV trong năm 2021?