Chiến thắng của ông Donald Trump tạo thời cơ cho ngành bán dẫn Việt Nam
Việc ông Donald Trump lên nắm quyền Tổng thống thứ 47 của Mỹ càng mang đến cơ hội lớn cho ngành bán dẫn Việt Nam.
Áp lực mà Mỹ và các đồng minh đang đặt lên các nhà sản xuất chất bán dẫn tại Trung Quốc đã dẫn đến một hệ quả dễ đoán: nhiều công ty bán dẫn bắt đầu rời bỏ Trung Quốc để tìm kiếm môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Không chỉ các công ty Trung Quốc mà ngay cả những tập đoàn nước ngoài như Samsung, TSMC, Intel và UMC cũng đang xem xét việc di dời nhà máy sản xuất mạch tích hợp ra khỏi quốc gia này.
Các chính sách của ông Donald Trump khiến các công ty bán dẫn khó thở tại Trung Quốc.
Sự ra đi của các nhà sản xuất bán dẫn có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, nơi mà ngành công nghiệp bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghệ.
Việt Nam là điểm đến mới cho ngành công nghiệp bán dẫn
Một trong những điểm đến tiềm năng cho các công ty bán dẫn khi rời Trung Quốc là Việt Nam. Theo Reuters, Hana Micron, một công ty Hàn Quốc chuyên lắp ráp và đóng gói mạch tích hợp, đã quyết định chuyển cơ sở từ Trung Quốc sang Việt Nam với kế hoạch đầu tư 923,5 triệu USD trong những năm tới. Ngoài ra, các công ty Amkor Technology và Intel cũng đã đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam nhằm củng cố cơ sở hạ tầng sản xuất và đóng gói chip.
Hiện tại, thông tin về các nhà sản xuất Trung Quốc có ý định rời bỏ quốc gia này vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể sẽ sớm được xác nhận. Điều thú vị là Việt Nam đang tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút các công ty nước ngoài với mục tiêu đạt doanh thu 100 tỷ USD từ ngành công nghiệp chip vào năm 2050.
Hơn bao giờ hết, Việt Nam đang có cơ hội lớn để thu hút các doanh nghiệp bán dẫn.
Chính phủ đã đặt ra một kế hoạch chi tiết nhằm phát triển năng lực thiết kế chip, thúc đẩy lĩnh vực điện tử, đào tạo công nhân lành nghề và thu hút đầu tư nước ngoài. Đến năm 2050, chính phủ đặt kỳ vọng có thể có 6 nhà máy chuyên sản xuất bán dẫn cũng như 20 nhà máy đóng gói và thử nghiệm.
Để đạt được các mục tiêu này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia chiến lược thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên đã bắt đầu với mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để thành lập ít nhất 100 công ty thiết kế chip, một nhà máy bán dẫn cùng 10 nhà máy đóng gói và thử nghiệm. Giai đoạn thứ hai bắt đầu vào năm 2030 với mục tiêu đào tạo hơn 100.000 kỹ sư chuyên ngành bán dẫn và thành lập thêm 200 công ty thiết kế chip.
Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, đến năm 2050, Việt Nam sẽ có hơn 600 công ty thiết kế chip, 6 nhà máy sản xuất chất bán dẫn cùng 20 nhà máy đóng gói và thử nghiêm. Chính phủ đang thể hiện rõ tham vọng trong việc xây dựng một ngành công nghiệp bán dẫn mạnh mẽ nhằm khẳng định vị thế của đất nước trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Một bình luận gây tranh cãi của Tổng thống đắc cử Donald Trump trước thềm cuộc bầu cử có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp chip của nước...
Nguồn: [Link nguồn]