Chỉ một hành động, Trung Quốc khiến giá thiết bị điện tử tăng chóng mặt
Chính quyền Trung Quốc đã thông báo rằng họ sẽ có các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng liên quan đến gali và germanium.
Theo Bloomberg, mặc dù nghe có vẻ thông thường nhưng hai kim loại hiếm này rất quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn, viễn thông và xe điện. Đáng lo ngại, Trung Quốc chịu trách nhiệm cho 94% sản lượng gali của thế giới, vì vậy những biện pháp kiểm soát này cuối cùng có thể khiến giá các thiết bị công nghệ, xe điện,... tăng cao.
Gali và germanium đều là những kim loại hiếm và cần thiết trong ngành bán dẫn.
Cả hai kim loại đều là sản phẩm phụ từ quá trình chế biến than và bauxite cùng những thứ khác nên giá tăng có thể khiến sản xuất tăng mạnh ở những nơi khác, dẫn đến giai đoạn chi phí tăng cao.
Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8, yêu cầu các nhà xuất khẩu sẽ phải xin giấy phép cho hai kim loại này khi đưa ra nước ngoài. Họ cũng sẽ cần báo cáo chi tiết về những bên mua ở nước ngoài và những gì bên mua dự định làm với kim loại đó.
Quyết định kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chính phủ Hà Lan quyết định áp đặt các biện pháp kiểm soát của riêng mình đối với việc xuất khẩu máy móc tiên tiến cần thiết để sản xuất một số con chip. Trung Quốc kêu gọi chính phủ Hà Lan bảo vệ thương mại quốc tế và dỡ bỏ rào cản.
Các hạn chế của Hà Lan được đưa ra theo yêu cầu của chính phủ Mỹ. Quốc gia Tây Âu nhỏ bé này đã hạn chế quyền tiếp cận các máy EUV, nhưng biện pháp kiểm soát mới nhất cũng cản trở việc xuất khẩu các máy DUV. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu từ Hà Lan sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9, một tháng sau khi các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc có hiệu lực.
Hành động của Trung Quốc nhằm phản đòn lại các hạn chế của Mỹ và Hà Lan gần đây.
Người tiêu dùng sẽ không lập tức thấy giá tăng cao đối với đồ điện tử vì sẽ mất một thời gian để giá tăng, nhưng trừ khi quyết định được đảo ngược, việc chi phí thiết bị công nghệ tăng cao là điều không tránh khỏi.
Bên cạnh việc hạn chế tiếp cận máy móc tiên tiến từ Trung Quốc, các quốc gia phương Tây cũng đang tăng cường năng lực sản xuất chất bán dẫn. Tuần này, Cao ủy Liên minh Châu Âu về thị trường nội bộ, Thierry Breton, đang ở Nhật Bản để cố gắng thúc đẩy hợp tác giữa EU và quốc gia Đông Á này.
Nguồn: [Link nguồn]
Trung Quốc gần đây đã ban hành lệnh cấm nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất Mỹ, Micron, thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với các thương hiệu Trung Quốc với lý do “rủi...