Cảnh giác trước chiêu trò bán điện thoại kèm hợp đồng giá rẻ
Nhiều người tưởng mình mua được điện thoại giá rẻ nhưng sau đó tá hỏa ra mình đã bị lừa.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều chương trình trợ giá mua điện thoại, nơi người dùng sẽ chỉ phải chi ra một khoản tiền nhỏ ban đầu để sở hữu một chiếc điện thoại cao cấp mới có giá thực tế hàng chục triệu đồng. Bù lại, khách hàng phải cam kết thanh toán hàng tháng với nhà mạng mà mình được trợ giá trong khoảng thời gian nhất định.
Nhiều người mua điện thoại cũ trên mạng đã bị lừa.
Đơn cử như với chính sách trợ giá, người dùng mua điện thoại mới từ nhà mạng (thông qua hợp tác với một nhà sản xuất nào đó) sẽ được mua điện thoại với mức giá rẻ hơn thông thường khoảng từ 40-50%. Nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào “gói cước” mà khách hàng đăng ký.
Chẳng hạn khách hàng phải ký một cam kết sử dụng điện thoại với nhà mạng đó trong vòng 12 tháng, với khoản tiền thanh toán còn lại được trả dần kèm theo gói cước mà họ sử dụng. Gói cước trả hàng tháng càng cao, người dùng sẽ chỉ phải trả khoản tiền ban đầu càng thấp hơn.
Việc mua điện thoại kèm hợp đồng không phải là mới tại nhiều nước trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, đây là hình thức khá mới khiến nhiều người lạ lẫm. Đó là lý do mà nhiều kẻ xấu đã lợi dụng để đánh lừa người mua điện thoại, đặc biệt là những người thiếu hiểu biết về công nghệ.
Một tình huống gần đây được báo cáo cho thấy, một khách hàng đã mua chiếc điện thoại chính hãng từ chợ rao vặt trực tuyến. Theo người bán, chiếc điện thoại mới mua 2 tháng và không gặp bất kỳ sự cố lỗi nào trong quá trình sử dụng, có nghĩa sẽ được bảo hành chính hãng gần 10 tháng. Với mức giá được người bán đưa ra 3,3 triệu, vị khách đã không do dự khi chấp nhận mua máy sau khi đã kiểm tra đầy đủ.
Tuy nhiên, khi về đến nhà và tìm kiếm mục khởi động lại toàn bộ máy, người này đã không thấy nó xuất hiện. Sau khi liên lạc với tổng đài hỗ trợ, nhân viên cho biết đó là máy kèm hợp đồng sử dụng gói cước cam kết nên bị nhà mạng khóa chức năng này. Tìm hiểu sâu hơn, người này phát hiện số tiền mua ban đầu mà người bán lại đã chi ra chỉ là 1,2 triệu đồng, và cam kết thanh toán 599.000 đồng/tháng với thời gian duy trì 12 tháng. Nếu chậm 15 ngày, máy sẽ bị khóa và không thể sử dụng được. Do mua trên mạng nên vị khách này đã không thể liên lạc với người đã bán lại máy cho mình.
Bảng giá hợp đồng mua mẫu điện thoại của nhà sản xuất tại Việt Nam của một nhà mạng trong chương trình trợ giá.
Như vậy, vị khách “xui xẻo” này đã mua điện thoại với mức giá cao hơn giá ban đầu mà vẫn phải gánh khoản nợ 6 triệu đồng trong 10 tháng còn lại. Hay nói một cách đơn giản, chiếc máy này đã được mua lại với giá khoảng… 9,3 triệu đồng.
Việc thị trường điện thoại mua đi bán lại sôi động là cơ hội để những kẻ gian lừa đảo khách hàng, vì vậy theo khuyến cáo của các chuyên gia thì khi mua, người dùng nên kiểm tra máy thật kỹ. Cách tốt nhất là sử dụng phương thức kiểm tra số IMEI trên hệ thống để xem liệu nó có phải mà mẫu máy dựa trên cam kết với nhà mạng hay không.
Bphone 3 - một cái tên mới nổi liệu có đủ sức so găng với thương hiệu hàng đầu Galaxy A7 2018 với 3 camera “thần thánh“...