Camera sau kép trên OnePlus 5 "khủng" cỡ nào?
Không chỉ sở hữu chip xử lý mạnh nhất của Qualcomm – Snapdragon 835; RAM “khủng” 6GB/8GB, OnePlus 5 còn được tích hợp camera sau kép có độ phân giải lớn.
Camera kép trên OnePlus 5
Thực chất, công nghệ camera sau kép đã xuất hiện trên nhiều mẫu smartphone cao cấp trước đó. Tuy nhiên, cách bố trí của mỗi loại camera kép là hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, trên iPhone 7 Plus là sự kết hợp của một camera thường và một camera có khả năng phóng to.
Giao diện camera trên OnePlus 5.
Mặt khác, camera kép trên LG G6 lại sử dụng một camera chuẩn và một camera hỗ trợ chụp góc rộng. Huawei lại đưa vào sản phẩm của mình hệ thống camera chụp ảnh đen trắng.
Camera kép trên sản phẩm có độ phân giải cao nhất thị trường.
Về OnePlus 5, nhà sản xuất áp dụng phương pháp tích hợp như trên iPhone 7 Plus. Ngoài một cảm biến 16MP chính, hỗ trợ chụp ảnh thông thường, khẩu độ f/1.7, điện thoại còn sử dụng thêm một cảm biến phụ, có độ phân giải 20MP, hỗ trợ phóng to (zoom) 2x, khẩu độ f/2.6. Camera sau còn cung cấp khả năng quay video 4K và quay chậm 720p với tốc độ 120fps (120 khung hình/ giây).
Ưu và khuyết điểm trên camera kép của OnePlus 5
Khác với “kẻ hủy diệt” mới của OnePlus 5, iPhone 7 Plus sử dụng 2 cảm biến có cùng độ phân giải 12MP. Do đó, có thể thấy, thiết bị của OnePlus có độ phân giải cao hơn rất nhiều. Việc hỗ trợ zoom 2x sẽ giúp chất lượng hình ảnh không bị giảm ngay cả khi người dùng phóng to.
Camera sau kép trên OnePlus 5 khá tương đồng với camera kép của iPhone 7 Plus.
Điểm tương đồng khác giữa OnePlus 5 và iPhone 7 Plus là chế độ Potrait chuyên dụng, hỗ trợ làm mờ nền và làm rõ chủ thể chụp. Tuy nhiên, ống kính tele trên OnePlus 5 lại có khẩu độ hẹp, thu vào ít lượng ánh sáng hơn so với cảm biến chính nên sẽ cho ra hình ảnh có chất lượng thấp trong môi trường ánh sáng yếu hơn.
Camera trên OnePlus 5 khác gì so với OnePlus 3T?
Việc trang bị thêm cho camera sau thêm một cảm biến là cải tiến đáng ghi nhận trên OnePlus 5. Cảm biến 16MP trên phiên bản OnePlus mới có khẩu độ f/1.7 trong khi đó OnePlus 3T chỉ có một cảm biến độ phân giải 16MP và khẩu độ lớn hơn – f/2.2.
Camera sau của máy thiếu tính năng ổn định hình ảnh quang học.
Thêm nữa, cảm biến Sony IMX 398 sử dụng trên OnePlus 5 còn được gọi tích hợp công nghệ Fast AF, cho phép camera lấy nét nhanh hơn nhiều so với OnePlus 3T “tiền nhiệm”. Thiếu sót duy nhất trên OnePlus 5 là thiếu tính năng ổn định hình ảnh quang học OIS khiến ảnh chụp trong môi trường ánh sáng yếu có chất lượng kém hơn, video quay có độ rung cao hơn.
Có gì mới trên ứng dụng camera OnePlus 5?
Ngoài phần cứng, phần mềm trên camera của OnePlus 5 cũng được cải thiện đáng kể, cho phép khả năng xử lý tiếng ồn kỹ thuật số tốt hơn. Chưa hết, chế độ HDR cũng được nâng cấp, giúp người dùng chụp rõ hơn chủ thể phía sau nguồn sáng.
Hiện OnePlus 5 vẫn chưa về Việt Nam.
Giống như các phiên bản OnePlus trước đó, OnePlus 5 cũng hỗ trợ khả năng điều khiển bằng tay. Từ đó, bạn có thể tự điều chỉnh các cài đặt khác như: cân bằng trắng, lấy nét, tốc độ cửa chớp, độ nhạy sáng ISO,…theo mong muốn.
Giá bán tại Mỹ của OnePlus 5 rơi vào khoảng 479 USD (tương đương 10,9 triệu đồng) cho phiên bản Xám Slate với tùy chọn RAM 6GB/ROM 64GB và 539 USD ( khoảng 12,3 triệu đồng) cho phiên bản Đen Midnight với RAM 8GB/ROM 128GB.
Qua so sánh, chất lượng video 4K trên OnePlus 5 và iPhone 7 Plus hoàn toàn khác nhau.