Các "ông lớn" công nghệ bỏ túi bao nhiêu sau quý 1?
Thu nhập của những “gã khổng lồ” công nghệ cho thấy sự thống trị tuyệt đối của Big Five trên thế giới.
Ngành công nghệ thực sự được chia ra thành hai thái cực rõ ràng. Thái cực mạnh nhất thuộc về năm “gã khổng lồ”, hoạt động ở quy mô gần như không thể tưởng tượng được và những thương hiệu nhỏ lẻ khác.
Alphabet, Amazon, Apple, Facebook và Microsoft đều đã báo cáo thu nhập quý 3 trong tuần này và những con số được đưa ra cho thấy mức độ thống trị của những “ông trùm”. Rõ ràng, các đơn vị kinh doanh tương đối nhỏ bị chôn vùi trong những tên tuổi lớn - đang tạo ra nhiều doanh thu hơn toàn bộ các công ty công nghệ chưa danh tiếng.
Ví dụ:
● YouTube của Google đang trên đà tạo ra nhiều doanh thu trong năm nay ngang Netflix. Tuy nhiên, YouTube chỉ là một bộ phận tương đối nhỏ đối với Google, chỉ chiếm 13% doanh thu quảng cáo. Công ty mẹ Alphabet đã kiếm được 4,5 tỷ USD từ việc tăng giá trị các khoản đầu tư mà hãng đã thực hiện vào các công ty khởi nghiệp trong thập kỷ qua.
● Hoạt động kinh doanh quảng cáo của Amazon đã mang về gần 7 tỷ USD trong quý và tốc độ tăng trưởng của hãng này đang tăng nhanh. Con số đó gần gấp 7 lần so với Twitter. Mặt khác, con số này hầu như không đáng chú ý so với tổng doanh thu hàng quý của Amazon - hơn 108 tỷ USD. Mảng kinh doanh điện toán đám mây của công ty - Amazon Web Services đã tạo ra nhiều doanh thu hơn trong quý đầu tiên của năm 2021 so với tất cả những gì Oracle đã làm trong quý tài chính đầu tiên.
● LinkedIn của Microsoft đã “bỏ túi” hơn 3 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm ngoái, con số này nhiều hơn toàn bộ Snap hoặc Pinterest. Nhưng đây được xem là một sự sụt giảm đối với Microsoft, công ty đã đạt hơn 121 tỷ USD doanh thu chỉ trong chín tháng qua.
● Mảng kinh doanh thiết bị đeo, phụ kiện và thiết bị gia đình của Apple bao gồm Apple Watch, các tiện ích bổ sung âm thanh như AirPods và HomePods, và các thiết bị gia đình khác như Apple TV cũng đã thu về hơn 7,8 tỷ USD trong quý 1.
Con số đó nhiều hơn Hoạt động kinh doanh máy tính xách tay của HP được tạo ra trong quý. Tuy nhiên, con số trên chỉ chiếm 8,7% tổng doanh thu của Apple. Trong khi đó, mảng kinh doanh iPhone của Apple mới thực sự là đẳng cấp - tạo ra nhiều doanh thu hơn tất cả các lĩnh vực củaMicrosoft.
● Facebook không phân tích hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh của mình nên giới công nghệ khó có thể cảm nhận được cách hãng này chống lại các đối thủ cạnh tranh độc lập. Ngược lại, công ty cho biết 2,7 tỷ người sử dụng một trong các ứng dụng của hãng mỗi ngày và 3,4 tỷ người sử dụng chúng ít nhất một lần mỗi tháng.
Những điều trên đã đưa hãng trở thành công ty có quy mô tương đương với những “gã khổng lồ” khác, ngay cả khi đó là ứng dụng duy nhất có vốn hóa thị trường dưới 1.000 tỷ USD. Bloomberg báo cáo, Instagram đã tạo ra 20 tỷ USD doanh thu quảng cáo vào năm 2019, lọt vào danh sách các tài sản quảng cáo kỹ thuật số lớn nhất trên thế giới và vượt xa các đối thủ mạng xã hội như Snap, Pinterest và Twitter.
Đảo ngược quy luật
Thông thường trong kinh doanh, các công ty sẽ đi vào “quy luật của những con số lớn” và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Theo các chuyên gia, việc tạo ra 500 triệu USD doanh thu khó hơn rất nhiều so với việc tạo ra 50 triệu USD.
Nhưng bản chất của các nền tảng công nghệ đã làm thay đổi quy luật đó. Khi một doanh nghiệp công nghệ đạt được quy mô thực sự lớn và tất cả các công ty này đều có nhiều doanh nghiệp tiếp cận hơn 1 tỷ khách hàng thì việc phát triển bằng cách thu thập thêm các luồng doanh thu từ một cơ sở được cài đặt lớn sẽ dễ dàng hơn là phát minh ra các lĩnh vực kinh doanh mới hoặc “đánh cắp” khách hàng từ các “đối thủ” cạnh tranh lớn hơn.
Những “gã khổng lồ” này có thể lấy dữ liệu từ các hoạt động vốn đã “khổng lồ” của mình để tìm hiểu về khách hàng và bán cho họ những sản phẩm mới một cách hiệu quả. Những công ty này có thể tận dụng các mối quan hệ khách hàng hiện có để bán các sản phẩm bổ trợ. Thêm vào đó, các "ông trùm" cũng có thể sử dụng dòng tiền hoặc cổ phiếu của mình để mua những công ty mới nổi đầy hứa hẹn và nếu bị từ chối, mọi thứ sẽ được nhân bản.
Hiện tại, các quy định từ các quốc gia vẫn không ngăn được sự bành trướng của các “ông lớn” công nghệ. Những công ty này phủ nhận các phiên điều trần của quốc hội, quanh co, từ chối nộp tiền phạt từ các cơ quan quản lý, các cuộc điều tra chống độc quyền, bỏ qua những lời phàn nàn từ các nhân viên bất mãn và mặc kệ vô số scandal truyền thông. Khi đại dịch Covid- 19 tấn công và làm suy yếu nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, công nghệ càng phát triển mạnh mẽ.
Tất nhiên, các công ty công nghệ nhỏ hơn vẫn có cơ hội để tăng trưởng và thu lợi nhuận trong dài hạn. Nhưng nếu các nhà đầu tư đang tìm kiếm các khoản đầu tư với sự an toàn và triển vọng tăng trưởng vững chãi trong tương lai, không có nước đi nào chắc cú hơn là nhắm vào các “gã khổng lồ” công nghệ.
Nguồn: [Link nguồn]
Sẽ không có chuyện Apple khai tử chiếc iPad giá rẻ nhất chỉ vì iPhone gập lại mà công ty dự kiến ra mắt vào năm 2023.