Bộ đôi "cực phẩm" stream game di động đọ sức với các flagship
Black Shark 2 và Red Magic 3 là hai smartphone chơi game di động chuyên dụng “hot” nhất hiện nay.
Giới thiệu
Giờ đây, smartphone chơi game đang có số lượng ngày càng tăng, nổ ra vô số các tranh cãi về trải nghiệm vượt trội và thiết kế hào nhoáng bên ngoài. Một chiếc flagship thông thường có cùng một chip xử lý Qualcomm, chưa chắc chúng đã mang tới trải nghiệm chơi game tốt như Black Shark, ROG Phone và Red Magic.
Smartphone chơi game cung cấp trải nghiệm chơi game bền bỉ hơn các smartphone cao cấp thông thường.
Mặc dù các mẫu smartphone cao cấp cũng có màn hình tốc độ làm mới cao, pin lớn và nhiều phụ kiện, nhưng không ai trong số chúng có thể bì được với những điện thoại chơi game chính thống. OnePlus 7 Pro có màn hình 90Hz, Zenfone 6 có pin 5.000mAh và mọi flagship phổ biến đều có nhiều phụ kiện, bao gồm cả bộ điều khiển trò chơi. Tuy nhiên, một điểm yếu của những chiếc điện thoại cao cấp so với smartphone chơi game đó là khả năng làm mát - chiếm quá nhiều không gian.
Vì vậy, trang tin công nghệ GSM Arena đã sử dụng hai điện thoại chơi game Snapdragon 855 hiện có sẵn - Black Shark 2 và ZTE's nubia Red Magic 3 và so sánh với nhiều thiết bị có hiệu năng cao "chính thống" để xem liệu chúng có thực sự bị “đánh bại” hay không.
Hiệu suất lý thuyết
Đầu tiên, các thiết bị đã chạy một số điểm chuẩn tổng hợp thông thường. Nhìn chung, hai điện thoại chơi game có cùng loại chip giống như các flagship Snapdragon 855 khác cũng không hề thua xa các flagship chạy chip Exynos và Kirin.
Black Shark 2.
Thực sự không có gì đáng ngạc nhiên - Black Shark 2 và ZTE nubia Red Magic 3 sẽ có điểm số gần như tương tự với các flagship hiện tại khác, cho thấy hiệu suất tối đa về mặt lý thuyết là như nhau. Tuy nhiên, việc chơi game liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự tích tụ nhiệt rất nhanh, các chip sẽ phải điều chỉnh để tránh hư hại.
Việc quá tải nhiệt sẽ được xử lý bằng cách quản lý nhiệt theo một cách nào đó. Cách phổ biến nhất trong các thiết bị điện tử là các hệ thống làm mát không khí hoặc nước. Tuy nhiên, các thiết bị thường bị mắc kẹt với các giải pháp làm mát thụ động - tấm nhiệt, ống dẫn và buồng hơi.
Kiểm tra hiệu năng CPU được duy trì
Tiếp đó, các thiết bị sẽ được kiểm tra CPU Throttling Test, cung cấp một bài kiểm tra theo dõi sự suy giảm hiệu suất theo thời gian. Mỗi điện thoại đều được chạy thử nghiệm trong một giờ. Để đảm bảo rằng mọi thứ công bằng, mỗi màn hình của điện thoại đều được để độ sáng ở 200 nit, trong nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C.
Điểm hiệu năng lõi đơn.
Sony Xperia 1 (chạy chip Snapdragon 855) đã được kiểm tra đầu tiên. Sau khoảng 15 phút trong bài kiểm tra, hiệu suất của máy đã giảm 30%. Sau đó, hiệu suất đã giảm xuống 50% để duy trì hoạt động cần thiết. Kết quả là, quá trình chơi game bị giảm đột ngột độ trễ hoặc tốc độ khung hình / giây.
Điểm hiệu năng đa lõi.
Trong khi đó, khi đến với Xiaomi Black Shark 2, ngay cả sau một giờ thử nghiệm căng thẳng, thiết bị vẫn đảm bảo gần 90% hiệu suất tối đa. ZTE nubia Red Magic 3 cũng được điều chỉnh hiệu suất giảm dần dần, mượt mà và ấn tượng. Thiết bị chỉ có hiệu suất kém hơn một chút so với Black Shark 2 và thậm chí không bao giờ đạt thấp hơn mốc 80%.
Chuyển đến Kirin 980 của Huawei P30 Pro, thiết bị đã giảm hiệu năng xuống mức có thể duy trì thay vì đạt mức tối đa có sẵn tại mỗi thời điểm. Vì vậy, thiết bị bị giới hạn hiệu suất của chip chỉ hơn 60%. Điều đó có nghĩa là người dùng có thể nhận được tốc độ khung hình khá thấp so với những người “đối thủ” còn lại.
Biểu đồ so sánh hiệu suất trung bình trong 1 giờ của tất cả các điện thoại.
Galaxy S10e dùng chip Exynos 9820 cũng có hiệu suất giảm dần, giống như trên Xperia 1, giữ ở khoảng 75%. Có thời điểm còn giảm đến 64%, nhưng mọi thứ hầu như ổn định. Điều đáng chú ý là phiên bản Galaxy S10e thử nghiệm sử dụng con chip tương đối nhỏ.
Các điện thoại chơi game rõ ràng dễ dàng vượt qua mọi thứ, thổi bay mọi flagship. Đáng chú ý, OnePlus 7 đã thể hiện khá ấn tượng với hiệu năng ổn định trong nửa giờ đầu.
Kiểm tra điều chỉnh GPU
Để kiểm tra triệt để và chính xác nhất có thể, các thử nghiệm của GPU cũng được thực hiện theo cách tương tự như CPU. Điều đó có nghĩa là hiệu suất và nhiệt đều được vẽ trên biểu đồ theo thời gian. Đáng tiếc, Android và hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh đều không cho phép người dùng theo dõi số liệu thống kê GPU.
Thử nghiệm GFX Bench 3.1 Car 2.
Các thiết bị đã được chạy thử nghiệm GFX Bench 3.1 Car 2 lần - một lần khi chip lạnh và một lần nữa khi máy đạt đến ngưỡng nhiệt. Bằng cách này, người xem có thể thấy các chip và điện thoại khác nhau phản ứng như thế nào khi quá nóng.
Điều này đã thể hiện rõ nhất lợi thế của các điện thoại chơi game. Black Shark 2 và nubia Red Magic 3 là những điện thoại duy nhất duy trì hiệu suất sau một giờ thử nghiệm. Trong khi đó, những sản phẩm khác đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về năng lực GPU, dẫn đến việc giảm tốc độ khung hình hoặc giảm chất lượng đồ họa.
Nhiệt độ và sự thoải mái
Nổi bật trong bài kiểm tra là Xiaomi Black Shark 2. Nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng lớp vỏ ngoài chủ yếu bằng kim loại của điện thoại như một bộ tản nhiệt “khổng lồ”, khiến cho điện thoại nóng lên khá nhiều, xung quanh nóng đến 47 độ. Điều này khiến người dùng thực sự không thoải mái khi cầm điện thoại trong tay thời gian dài.
Nhiệt độ cao nhất tỏa ra từ các thiết bị.
Ngược lại, hầu hết các điện thoại khác có xu hướng nóng ở một điểm duy nhất với nhiệt độ cao nhất, ví dụ như OnePlus 7. Đáng chú ý là Black Shark 2 chỉ nóng ở một điểm duy nhất, gần như không bao giờ tiếp xúc với tay người dùng. Phần còn lại của điện thoại vẫn khá ổn, chỉ hơi ấm một chút trên các bezel. Samsung Galaxy S10e đã gây ngạc nhiên khi nóng ở mọi nơi, gần như ngang tầm với Black Shark 2. Pocophone F1 và Huawei P30 Pro duy trì nhiệt độ bề mặt thấp nhất và thoải mái nhất trong nhóm.
ZTE nubia Red Magic 3 và quạt làm mát đã trở thành nhà vô địch. Bên cạnh việc cải thiện đáng kể mức hiệu suất tổng thể, hệ thống làm mát đã giúp làm mát kỳ diệu và cung cấp trải nghiệm cầm tay thoải mái.
Kết luận
Mặc dù điện thoại chơi game cũng có các thông số kỹ thuật tương đương với các flagship chính thống nhưng rõ ràng sự khác biệt khi chơi game thực tế là khá lớn. Mặc dù điểm chuẩn cho thấy tất cả các điện thoại hàng đầu hiện tại hoạt động giống nhau nhưng mọi thứ sẽ nhanh chóng thay đổi khi chơi game lâu hơn.
Điện thoại chơi game giúp chơi game "mượt" trong thời gian dài.
Tất nhiên, hầu hết các flagship vẫn sẽ xử lý “ngon” các trò chơi nhưng chúng sẽ không thể chạy mượt mà như các điện thoại chơi game chuyên dụng hoặc yếu kém ở một số khía cạnh.
Điện thoại Asus ROG vẫn dùng “ngon” sau bài kiểm tra độ bền với độ uốn cong nhẹ và khả năng chống chịu trầy xước...