Bất ngờ với thương hiệu smartphone được mua nhiều nhất tại Việt Nam
Mới đây, thương hiệu smartphone được mua nhiều nhất tại Việt Nam trong quý 1/2024 đã được tiết lộ thông qua báo cáo mới nhất của Canalys về thị trường smartphone Đông Nam Á.
Báo cáo thị trường mới nhất của Canalys về thị trường điện thoại thông minh Đông Nam Á trong quý 1 cho thấy, khu vực đã ghi nhận mức tăng trưởng ổn định - 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, thương hiệu smartphone được yêu thích nhất tại Việt Nam lại là Samsung với 28%; iPhone xếp thứ 4 với 18%.
Thị phần smartphone tại khu vực Đông Nam Á trong quý 1/2024.
Các nhà phân tích cho rằng, đây là dấu hiệu phục hồi đầu tiên sau một năm 2023 khá khó khăn. Trong quý 1/2024, các nhà sản xuất điện thoại thông minh đã xuất xưởng 23,5 triệu chiếc nhưng vẫn thấp hơn quý 4/2023.
Một trong những động lực chính dẫn đến thành công trong Quý 1 là lễ Ramdan tại một số thị trường như Indonesia và Malaysia. Mặt khác, các công ty khác như Transsion được hưởng lợi từ các thị trường như Philippines và Indonesia, nơi phân khúc smartphone dưới 100 USD (khoảng 2,4 triệu đồng) được ưa chuộng.
Top thương hiệu smartphone được mua nhiều nhất tại các quốc gia trong quý 1 vừa qua.
Về tổng thể, Samsung vẫn dẫn đầu với 19% thị phần dù lượng xuất xưởng giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đây là điều có thể dự đoán được khi "gã khổng lồ" công nghệ Hàn Quốc đang dần chuyển chiến lược sang tập trung nhiều hơn vào phân khúc tầm trung và cao cấp. Hãng tin rằng người tiêu dùng sẽ tìm kiếm smartphone cao cấp trong tương lai gần.
Doanh số và thị phần smartphone tại khu vực Đông Nam Á qua thời gian.
Transsion - thương hiệu nắm giữ các thương hiệu phụ Infinix, Tecno và iTel giữ vị trí thứ hai với 18% thị phần smartphone Đông Nam Á và ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng - 197% so với cùng kỳ năm ngoái. Thương hiệu này thậm chí còn vượt xa các công ty như Oppo và Xiaomi.
Các nhà phân tích khá lạc quan về tương lai của smartphone tại khu vực và dự đoán tổng mức tăng trưởng thị trường khoảng 4% vào năm 2024. Tất nhiên, những bất ổn trong tương lai xung quanh biến động tiền tệ, chi phí linh kiện và các yếu tố biến động khác có thể kìm hãm sự tăng trưởng của thị trường. Các nhà cung cấp có chuỗi cung ứng hiệu quả và hàng tồn kho đủ mạnh sẽ được hưởng lợi từ những điều kiện này.
Nguồn: [Link nguồn]
Đã đến lúc Apple bỏ tên sản phẩm bắt đầu bằng “i”, vốn là cái tên mà nhiều người rất dễ nhận ra trong quá khứ.