Apple dời nhà máy sản xuất màn hình iPhone khỏi Trung Quốc vì lý do bất ngờ này

Sự kiện: iPhone iPhone XR

Lý do Apple chuyển một số nhà máy sản xuất LCD ra khỏi Trung Quốc không chỉ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo nguồn tin Phone Arena, vào tháng trước Apple đã phải gửi một gói cứu trợ cho Japan Display để giải quyết một số rắc rối. Công ty này chịu trách nhiệm sản xuất màn hình Liquid Retina cho iPhone XR và màn hình LCD cho các mẫu iPhone cũ hơn, hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào Apple khoảng 60,6%. Do đã muộn để tham gia vào thị trường màn hình OLED, công ty đã rơi vào tình trạng thua lỗ.

Apple dời nhà máy sản xuất màn hình iPhone khỏi Trung Quốc vì lý do bất ngờ này - 1

iPhone Xr sử dụng màn hình LCD của Japan Display.

Vào hôm 27/06 vừa qua, nguồn tin từ Nhật Bản báo cáo phía “Táo Khuyết” sẽ đầu tư 100 triệu USD vào công ty sản xuất màn hình Nhật Bản. Là một phần của gói cứu trợ này, Apple sẽ thông báo tăng số lượng đơn đặt hàng cho nhà cung cấp màn hình LCD, đưa doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng có trụ sở tại Trung Quốc.

Vào hôm thứ ba vừa qua, Japan Display cho biết vẫn mong đợi nhận được khoản hỗ trợ nhưng từ các nhà đầu tư khác nhau. TPK Holding Co của Đài Loan và Quỹ Silk Road do Trung Quốc hỗ trợ hiện đã rút lui hỗ trợ, được thay thế bởi một công ty đầu tư Trung Quốc có tên Harvest Technology và công ty đầu tư Oasis của Hồng Kông. Tiền mặt của Apple sẽ giúp công ty Nhật Bản trong ngắn hạn cùng với Harvest dự kiến ​​sẽ đầu tư 500 triệu USD; Oasis là 150 triệu USD.

Japan Display mất 2,3 tỷ USD trong năm 2018

Bên cạnh việc phát triển dòng màn hình OLED quá muộn, Japan Display đã cắt giảm việc sản xuất màn hình iPhone XR vào tháng 12. Trong khi đó, “Táo Cắn Dở” vẫn phải giúp công ty này hoạt động. Bên cạnh việc sản xuất màn hình cho iPhone, công ty này còn sản xuất màn hình OLED được sử dụng trên đồng hồ Apple Watch.

Apple dời nhà máy sản xuất màn hình iPhone khỏi Trung Quốc vì lý do bất ngờ này - 2

Japan Display liên tục thua lỗ trong nhiều năm nay.

Trước đó, vào năm 2015, Apple đã chi tới 1,5 tỷ USD cho Japan Display để xây dựng một nhà máy sản xuất màn hình LCD mới. Do các nhà sản xuất điện thoại thông minh đang chuyển sang OLED từ LCD nên nhà máy chỉ hoạt động với một nửa công suất. Thỏa thuận giữa Apple với Japan Display là "Nhà Táo" sẽ được hoàn trả 1,5 tỷ USD thông qua tỷ lệ % của mỗi màn hình được bán. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, một báo cáo lưu ý rằng Apple vẫn chưa được hoàn lại hết số tiền đầu tư này.

Trong năm 2017, công ty đã báo cáo khoản lỗ 260 triệu USD. Do đó không phải ngẫu nhiên, chiếc iPhone đầu tiên có màn hình OLED (iPhone X) đã được ra mắt vào cuối năm 2017. Năm ngoái, “Táo Cắn Dở” đã tung 3 mẫu iPhone và hai trong số đó có màn hình OLED.

Các chuyên gia công nghệ dự đoán sẽ không có thay đổi nào về màn hình cho các mẫu iPhone 2019 ​​sẽ được công bố vào tháng 9 này. Các công ty cung cấp màn hình OLED được sử dụng cho iPhone là Samsung và LG. IPhone năm tới dự kiến ​​sẽ vẫn sử dụng màn hình OLED cùng với màn hình LCD do Japan Display cung cấp. Các nhà đầu tư tỏ ra khá hài lòng trước động thái của Apple bằng cách nâng giá cổ phiếu của Japan Display lên 39% trong phiên giao dịch tại New York, Mỹ.

Apple thâu tóm thêm nhân tài từ ARM để thiết kế chip cho iPhone

Nhân sự mới của Apple có thể giúp hãng thiết kế chip modem riêng cho iPhone.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên ([Tên nguồn])
iPhone Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN