Apple có thể phải sản xuất linh kiện cho những chiếc iPhone "cũ rích"

Ngay cả những chiếc iPhone đã ra mắt được 7 năm cũng có thể được thay thế linh kiện mới từ Apple nếu yêu cầu từ Đức được áp dụng.

Trong một nỗ lực làm cho danh mục sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, một đề xuất từ chính phủ Đức đối với Liên minh Châu Âu (EU) nhằm yêu cầu các nhà sản xuất smartphone, bao gồm cả Apple, phải cung cấp các bản vá bảo mật và linh kiện thay thế cho iPhone và các thiết bị khác trong 7 năm.

Apple có thể phải sản xuất linh kiện cho những chiếc iPhone "cũ rích" - 1

Chính phủ liên bang Đức đã tham gia đàm phán với Ủy ban châu Âu (EC) để thay đổi các đề xuất ảnh hưởng đến việc sửa chữa và bảo dưỡng smartphone và tablet. Trong khi EC đang nỗ lực thúc đẩy các nhà cung cấp thiết bị cung cấp các linh kiện và hỗ trợ trong 5 năm, Đức muốn làm được nhiều hơn thế.

EC dự định trong 5 năm, các bản cập nhật sẽ áp dụng cho smartphone và tablet. Trong khi đó đối với linh kiện, họ yêu cầu smartphone sẽ được cung cấp trong 5 năm, trong khi tablet là 6 năm. Giờ đây, báo cáo từ Heise.de nói rằng Bộ Kinh tế Liên bang Đức muốn thời gian kéo dài đến 7 năm.

Bên cạnh việc kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, Đức muốn các nhà sản xuất cung cấp linh kiện thay thế ở “một mức giá hợp lý”. Điều này bao gồm việc yêu cầu các nhà cung cấp công bố giá phụ tùng thay thế và không làm tăng chi phí theo thời gian.

Về thời gian mất bao lâu để những linh kiện đó đến nhà sản xuất để sửa chữa, EC dự kiến ​​giới hạn tối đa là 5 ngày làm việc, trong khi chính phủ Đức muốn thời gian giao nhanh hơn.

Đức cũng ủng hộ các kế hoạch của EC về việc giới thiệu nhãn năng lượng và chỉ số khả năng sửa chữa để cho người tiêu dùng thấy các thiết bị được sửa chữa dễ dàng như thế nào.

Apple có thể phải sản xuất linh kiện cho những chiếc iPhone "cũ rích" - 2

Trong khi Đức muốn EC cứng rắn hơn thì các nhà cung cấp lại muốn ngược lại. Nhóm DigitalEurope, bao gồm Apple là thành viên, cùng với Google và Samsung, đang thúc đẩy xây dựng các bản cập nhật bảo mật trong 3 năm và 2 năm cho các bản cập nhật chức năng. DigitalEurope tin rằng nên cung cấp các linh kiện như pin và màn hình, vì các bộ phận khác như máy ảnh và micrô sẽ hiếm khi hỏng hóc.

Cuộc tranh luận giữa các bên về việc iPhone và phần cứng tương tự có thể tồn tại trong bao lâu sẽ diễn ra trong một thời gian khá dài, với việc EU dự kiến ​​sẽ đưa ra đề xuất của mình vào năm 2023.

Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ khái niệm quyền sửa chữa vào tháng 11/2020, một nghị quyết ủng hộ Ủy ban Châu Âu trong việc xem xét các vấn đề về ghi nhãn bắt buộc và tuổi thọ của thiết bị liên quan.

Trong khi đó, vào tháng 4/2021, các bộ trưởng Tây Ban Nha đã thông qua tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng, buộc các công ty phải bán sản phẩm với bảo hành 3 năm, cũng như tăng mức độ sẵn có của linh kiện thay thế từ 5 năm lên 10 năm.

Những smartphone đáng chú ý nhất ra mắt trong tháng này

Một số sản phẩm ra mắt trong tháng này đến từ các công ty lớn như Apple, Google và nhiều tên tuổi nữa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Quỳnh ([Tên nguồn])
Điện thoại Smartphone Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN