Apple chuyển hướng xuất khẩu iPhone từ Ấn Độ nhằm giảm gánh nặng thuế

Sự kiện: Apple iPhone XR

Để giảm mức thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, Apple sẽ xuất khẩu iPhone sản xuất tại Ấn Độ.

Để tránh phải chịu thuế nhập khẩu 100 USD (tương đương 2,3 triệu đồng) đối với các mẫu iPhone của Apple được nhập khẩu vào Ấn Độ, Apple đã quyết định sản xuất các mẫu iPhone cũ hơn tại nước này. Mặc dù Ấn Độ là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới nhưng đây là thị trường đang phát triển và mức thuế này có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho người tiêu dùng tại quốc gia này. Đây là lý do tại sao các dòng smartphone tầm trung như Xiaomi và các thiết bị cầm tay Galaxy A giá thấp của Samsung đã bán rất “chạy” ở nước này.

Apple sẽ sản xuất iPhone XR tại Ấn Độ.

Apple sẽ sản xuất iPhone XR tại Ấn Độ.

Gần đây, Apple đã sản xuất các mẫu iPhone cũ hơn ở Ấn Độ. Tại đây, Apple đã tung quảng cáo " iPhone 6s tuyệt vời" có giá tương đương 375 USD (khoảng 8,7 triệu đồng) để thu hút khách hàng. Vào tháng trước, Apple đã báo cáo bắt đầu sản xuất một mẫu iPhone mới hơn ở nước này - iPhone XR 2018.

Mặc dù các mẫu iPhone này chỉ được sản xuất để sử dụng trong nước nhưng đã xảy ra vô số các thảo luận về việc Apple sẽ chuyển một số nhà máy sản xuất điện thoại ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc (dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến iPhone bắt đầu từ ngày 15/12). Nhưng điều này đòi hỏi “Táo Khuyết” phải mở rộng chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất của mình tại Ấn Độ.

Bộ trưởng công nghệ Ấn Độ cho biết Apple sẽ xuất khẩu iPhone sản xuất tại Ấn Độ

Đầu năm nay, Apple cho biết đang xem xét chuyển 30% sản lượng sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc. Và trong khi Ấn Độ có thể được coi là một trong những lựa chọn lý tưởng với công ty thì Việt Nam cũng là một ứng cử viên sáng giá.

iPhone sản xuất tại Ấn Độ của Apple phù hợp với chiến dịch "Make in India" của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Dòng iPhone 6s sẽ tiếp tục được sản xuất tại quốc gia này. Thuế suất doanh nghiệp đã được cắt giảm vào tháng 9 khi nước này đang tìm cách thu hút các công ty công nghệ như Apple và các đối tác như Foxconn và Wistron mở rộng hoạt động tại Ấn Độ.

iPhone 6s đang được sản xuất tại Ấn Độ.

iPhone 6s đang được sản xuất tại Ấn Độ.

Cuối cùng, Reuters báo cáo rằng một công ty Phần Lan có tên Salcomp sẽ đầu tư gần 279 triệu USD trong 5 năm để sửa chữa một nhà máy điện thoại Nokia cũ ở Ấn Độ. Cơ sở này sẽ chịu trách nhiệm lắp ghép bộ sạc và sản xuất linh kiện di động cho điện thoại thông minh bắt đầu vào tháng 3 năm sau. Theo Bộ trưởng công nghệ Ấn Độ Ravi Shankar Prasad, các nhà máy sẽ mang tới cơ hội việc làm cho 10.000 người. Thêm nữa, Salcomp sẽ cung cấp bộ sạc cho cả Apple.

Trao đổi với truyền thông ngày hôm nay, Bộ trưởng Prasad của Ấn Độ đã trưng bày một chiếc iPhone XR được sản xuất tại nước này và nói rằng Apple sẽ bắt đầu xuất khẩu điện thoại do Ấn Độ sản xuất. Để thực hiện điều này, bộ trưởng công nghệ cho biết “Nhà Táo” sẽ mở rộng hoạt động tại nước này. Ông cũng nhấn mạnh rằng doanh thu xuất khẩu điện thoại và linh kiện từ Ấn Độ sẽ lên tới 1,6 tỷ USD cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2020.

Ấn Độ là một thị trường phức tạp của Apple. Người tiêu dùng ở Ấn Độ có thói quen hay thay đổi và ít trung thành với các thương hiệu. Ví dụ, trong quý đầu tiên của năm nay, doanh số iPhone ở Ấn Độ đã giảm 42% xuống còn 220.000 chiếc. Tuy nhiên, doanh số đã hồi phục vào tháng Tư khi Apple bán ra 200.000 chiếc iPhone trong nước chỉ trong tháng đó.

Mặt khác, iPhone phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt vào tháng 4 và tháng 5 khi OnePlus 7 xuất hiện tại Ấn Độ với mức giá hợp lý hơn mà vẫn có cấu hình cao cấp. Counterpoint Research dự kiến ​​doanh số bán iPhone của Apple tại Ấn Độ sẽ đạt 1,5 - 1,6 triệu thiết bị trong năm nay. Con số này cho thấy rõ xu hướng giảm khi vào năm 2017, hãng này bán ra tới 3,2 triệu chiếc và 1,8 triệu iPhone đã được xuất xưởng vào năm ngoái.

Nguồn: [Link nguồn]

Đọ sức camera iPhone 11 và iPhone XR

Camera iPhone 11 với Deep Fusion rõ ràng hơn hẳn so với camera đơn trên iPhone XR.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên ([Tên nguồn])
Apple Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN