Apple bất ngờ nhận tin xấu từ TSMC
Vào năm ngoái, Apple là nhà sản xuất smartphone đầu tiên cung cấp smartphone đi kèm chip 3nm, A17 Pro. Tuy nhiên công ty có thể không còn dẫn đầu khi nói đến quy trình 2nm tiên tiến hơn.
Để hiểu rõ hơn, khi quy trình sản xuất giảm xuống, kích thước của các bóng bán dẫn bên trong chip sẽ nhỏ hơn, cho phép nhiều bóng bán dẫn hơn có thể được lắp bên trong chip, khiến nó mạnh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Quy trình sản xuất N3B 3nm của TSMC được sử dụng để sản xuất chip A17 Pro chạy trên iPhone 15 Pro và 15 Pro Max. Trong khi đó, iPhone 15 và 15 Plus được trang bị chip A16 Bionic 4nm giống như trên iPhone 14 Pro.
Năm nay, iPhone 16 Pro và 16 Pro Max sẽ được trang bị chip A18 Pro được sản xuất bằng quy trình 3nm thế hệ thứ 2 (N3E) của TSMC. iPhone 16 và 16 Plus sẽ được trang bị chip A18 Bionic vốn được sản xuất bằng quy trình N3E thế hệ đầu tiên của TSMC. A18 Pro được cho là sẽ mạnh mẽ và có khả năng hơn so với A18 Bionic.
Không lâu sau khi một báo cáo tuyên bố rằng TSMC sẽ sẵn sàng quy trình 2nm để sản xuất chip A19 Pro và A19 Bionic trên dòng iPhone 17, một tweet được đăng bởi người dùng có trên Nguyen Phi Hung trên X cho biết “Đây là thông tin sai sự thật 1000000%. Việc sản xuất hàng loạt 2nm của TSMC sẽ phải chờ đến nửa cuối năm 2026, có nghĩa không thể theo kịp dòng iPhone 17 vào năm 2025”.
Nếu điều này là sự thật, chúng ta có thể thấy dòng Galaxy S26 sẽ trở thành những chiếc smartphone đầu tiên sử dụng chip 2nm trong trường hợp Qualcomm trả tiền cho TSMC để sử dụng quy trình 2nm cho Snapdragon 8 Gen 5 vào năm 2026. Đáng chú ý, Snapdragon 8 Gen 4 sẽ là chip Snapdragon 3nm đầu tiên nên không rõ liệu Qualcomm có chuyển từ 3nm lên 2nm nhanh như vậy hay không.
Nếu thông tin từ Nguyen Phi Hung là đúng và TSMC không sẵn sàng tạo ra đủ chip 2nm cho dòng iPhone 17 vào năm sau, chúng ta có thể thấy Apple ra mắt chip 2nm đầu tiên vào năm 2026 để sử dụng trên dòng iPhone 18, bao gồm A20 Pro và A20 Bionic.
Nguồn: [Link nguồn]
TSMC quay trở lại sản xuất chip Apple, hai ngày sau trận động đất ở Đài Loan, điều này loại bỏ các lo ngại về hoạt động sản xuất iPhone.