Alienware 13 R3 (OLED): Laptop chơi game tích hợp công nghệ thực tế ảo VR
Sở hữu màn hình cảm ứng OLED kích cỡ 13 inch, đồ họa hỗ trợ thực tế ảo VR, Alienware 13 đủ sức “đánh bại” mọi đối thủ trong phân khúc laptop chơi game.
Ngày nay, các mẫu laptop chơi game cao cấp thường được sản xuất ở những thương hiệu có uy tín. Trên thực tế, danh sách này luôn thay đổi theo dòng chảy của những công nghệ mới. Có thể nói, số lượng máy tính xách tay chơi game đạt đến mức độ hoàn chỉnh còn khá hạn chế.
Dưới đây là danh sách những tiêu chí cần có trên dòng laptop chơi game:
● Kích cỡ nhỏ, khoảng 13 inch.
● Đồ họa tốt.
● Hỗ trợ thực tế ảo VR (Oculus hoặc HTC Vive).
● Màn hình OLED, cho phép hình ảnh hiển thị rõ ràng, sáng (thường chỉ xuất hiện trên các mẫu TV và máy tính xách tay cao cấp).
● Màn hình có độ phân giải cao.
Thiết kế
Nhờ sở hữu thiết kế kiểu mới, Dell Alienware 13 đều đạt tất cả các tiêu chí trên. Nói cách khác, chiếc laptop này là sản phẩm thực hiện “một cú nhảy lớn” của hãng.
Phiên bản có thiết kế gọn nhẹ hơn nhiều so với các mẫu laptop chơi game khác.
Sản phẩm được tái thiết kế, mang vẻ đẹp tinh tế hơn so với các phiên bản Alienware 13 cách đây nhiều năm. Thân máy có kết cấu mỏng hơn, thu gọn lại, nhường chỗ cho hệ thống thông hơi ở phía sau màn hình. Đây là phương pháp thông minh, giúp máy tính vừa có thể di chuyển hệ thống làm mát ra xung quanh, vừa có thể giảm độ dày cho thiết bị.
Một trong những thay đổi lớn khác trên Alienware 13 R3 chính là lô – gô (logo) thương hiệu Alienware mới vốn đã gắn bó 20 năm qua. Dòng chữ “Alienware” được bố trí trên phông chữ đơn giản, đem lại cái nhìn hiện đại hơn. Thêm vào đó, biểu tượng đầu người ngoài hành tinh cũng được sắp xếp khá hợp lý.
Mặc dù đã được thiết kế mảnh mai hơn nhưng với trọng lượng 5 pound (tương đương 2,26 kg), Alienware 13 R3 vẫn được cho là khá nặng so với dòng laptop 13inch cùng phân khúc ( thường chỉ nặng khoảng 3 pound – 1,36kg). Tuy vậy, người dùng vẫn có thể di chuyển thiết bị dễ dàng tới nhiều địa điểm, thậm chí có thể nhét vừa túi xách mang theo du lịch.
Màn hình
Alienware 13 R3 được tích hợp màn hình công nghệ OLED.
Cả Alienware 13 R3 và Alienware 13 trước đó đều được trang bị cùng một loại màn hình OLED cao cấp. Loạt màn hình OLED trên Alienware 13, Lenovo ThinkPad X1 Yoga và một số hệ thống khác được đánh giá là một trong số những phần cứng ấn tượng nhất trong năm. Khi đã từng sử dụng qua màn hình OLED, người dùng khó có thể tìm được trải nghiệm khác hoàn hảo hơn (Touch Bar của Apple Macbook Pro cũng là màn hình OLED).
Cổng kết nối
Sản phẩm chỉ được tích hợp 4 cổng kết nối: 2 cổng USB thông thường và 2 cổng USB Type C. Điều này đồng nghĩa với việc khi sử dụng tai nghe thực tế ảo Oculus Rift, người sử dụng chỉ còn 1 cổng duy nhất, 3 cổng còn lại dành cho tai nghe, camera và điều khiển trò chơi. Do máy chỉ sở hữu 1 cổng USB A truyền thống nên người dùng cần sử dụng thêm bộ chuyển đổi.
Thiết bị chỉ sở hữu 4 cổng kết nối.
Qua thử nghiệm trên các khóa cứng (dongle) USB C cũng như các cổng khác nhau với nhiều thiết bị, hệ thống này có thể làm việc thống nhất với nhau. Mặc dù có thể kết nối VR ổn định nhưng nhiều khả năng người dùng sẽ khá chóng mặt khi sử dụng nhiều dây kết nối cùng lúc.
Hiệu suất
Game thủ có thể sử dụng kính thực tế ảo VR khi chơi game.
Điểm nổi bật nhất trên mẫu laptop này là card đồ họa GeForce 1060 mới của Nvidia. Đây được xem là một trong những loạt chip đồ họa thế hệ mới nhất, phù hợp với nhiều dòng máy tính xách tay và có khả năng kết nối thực tế ảo VR. Tuy rằng chỉ được tích hợp hạn chế cổng cắm nhưng máy có thể kết nối với kính thực tế ảo Oculus Rift và chơi một số game tương thích.
Đồ họa
Bộ xử lý đồ họa Nvidia thế hệ thứ 10 đã đạt một “bước tiến xa” với khả năng chạy mượt trên cả máy tính để bàn và máy tính xách tay, bỏ xa dòng chip M rẻ tiền hoạt động kém. Card đồ họa 1060 thuộc loạt card đồ họa cao cấp, hỗ trợ kết nối với tai nghe thực tế ảo VR và mang lại trải nghiệm cực “chất” trên phiên bản game 2D (mặc dù vẫn thua kém chip 1070 và 1080 mới hơn).
Thời lượng pin
Máy có thời lượng pin thấp - 3 giờ 46 phút.
Phiên bản Alienware 13 mới có hiệu năng lớn, hỗ trợ mở nhiều ứng dụng hơn so với các mô hình trước đó do được nâng cấp từ chip điện áp thấp i5- 6500U lên cjp i5- 6700HQ mạnh hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến tuổi thọ của pin của máy bị giảm xuống. Alienware 13 R3 có thời lượng pin chỉ bằng 1 nửa phiên bản cũ (3 giờ 46 phút). Nếu chơi game khi rút sạc, người dùng chỉ có thể chơi trong khoảng hơn 1 giờ.
Các tùy chọn
Phiên bản cao cấp tích hợp màn hình OLED có giá bán tại Mỹ rất cao, lên tới 2099 USD (khoảng 46,64 triệu đồng), bao gồm: bộ nhớ RAM 16GB; màn hình OLED có độ phân giải 2560 x 1440 pixel và ổ cứng SSD 512GB (hiện Alienware 13 chưa có mặt tại thị trường Anh, Úc).
Sản phẩm của Alienware thường có giá khá cao.
Phiên bản rẻ nhất của Alienware 13 tại Mỹ có giá 1199 USD (khoảng 26,64 triệu đồng) được trang bị bộ xử lý đồ họa Dvidia 1060. Đây được xem là chiếc máy tính trang bị thực tế ảo VR có giá thành rẻ nhất hiện nay. Tuy nhiên, tùy chọn này chỉ có màn hình độ phân giải thấp – 1366 x 768 pixel. Ngoài ra, người mua có thể lựa chọn nhiều phiên bản tầm trung khác với giá bán dao động trong khoảng 1799 USD (khoảng 40 triệu đồng) với màn hình OLED.
Cấu hình chính:
● Giá trung bình: 2099 USD (khoảng 47 triệu đồng)
● Màn hình/ kích thước: Cảm ứng OLED/ cỡ 13 inch/ độ phân giải 2560 x 1440 pixel
● Bộ xử lý (CPU): Intel Core i7 – 6700HQ, tốc độ 2,6GHz
● Chip đồ họa: Nvidia GeForce GTX 1060
● Bộ nhớ: SDRAM 16GB DDR4
● Ổ cứng SSD: 512GB
● Kết nối: Không dây 802.11ac, Bluetooth 4.1
● Hệ điều hành: Windows 10 Micorsoft Home (64-bit)