Ai còn nhớ Sony Ericsson W800 và K750 thời đỉnh cao?
W800 và K750 là những sản phẩm được đánh giá rất cao khi mang đến những công nghệ nổi tiếng của Sony vào điện thoại.
Sony đã từng nắm giữ một số thương hiệu có giá trị nhất trong công nghệ. Công ty đã phát minh ra máy nghe nhạc cầm tay Walkman huyền thoại. Ngoài ra, máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của hãng xuất hiện vào năm 1996, Cyber-shot. Nhưng quan trọng hơn, họ đã xử lý quá trình chuyển đổi chúng sang điện thoại di động rất tốt.
Sony, hay đúng hơn là mối quan hệ hợp tác 50/50 với Ericsson, đã cố gắng điều chỉnh thương hiệu Sony trong lĩnh vực điện thoại di động. Điều này đã mang đến các thiết bị cầm tay như Sony Ericsson W800, có chữ Walkman bên cạnh thương hiệu Sony Ericsson.
Không chỉ vậy, nó còn có một nút có logo Walkman giúp khởi chạy trình phát nhạc, có thể xử lý các tập tin MP3 và AAC. Đây vẫn được coi là một kỳ tích ấn tượng khi điện thoại ra mắt vào năm 2005. Tuy nhiên, đây không phải là điện thoại tập trung vào âm nhạc trong năm đó. Motorola ROKR E1 - chiếc điện thoại đầu tiên tích hợp trình chơi nhạc iTunes của Apple - là đối thủ đáng gờm.
Nhưng cách tiếp cận của Sony Ericsson là hoàn toàn khác khi hãng dành tặng người dùng thẻ nhớ Memory Stick 512 MB, cáp USB và phần mềm Disc2Phone. Với chúng, khi người dùng mua nhạc từ cửa hàng, họ có thể trích xuất và chuyển nó vào điện thoại.
Ngược lại, Motorola yêu cầu người dùng tải các bản nhạc từ bộ sưu tập iTunes của mình - iTunes Store. Đó là cửa hàng nhạc được Apple ra mắt trước đó vài năm để hỗ trợ iPod - công cụ giúp mở ra kỷ nguyên nhạc kỹ thuật số.
Là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực phần cứng âm thanh và là chủ sở hữu của Sony Music (thực sự là đối tác 50/50 của Sony BMG vào năm 2005), gã khổng lồ Nhật Bản đã có vị trí hoàn hảo để chiếm lĩnh thị trường âm nhạc di động.
Không có giới hạn về số lượng bài hát người dùng có thể tải trên điện thoại, W800 có lợi thế rõ ràng so với Motorola ROKR E1 vốn bị giới hạn ở 500 bài hát. Thẻ nhớ 512 MB đi kèm trong hộp có thể chứa rất nhiều nhạc - thời các bản nhạc 128Kbps phổ biến với dung lượng từ 4-5 MB. Mặc dù vậy, việc thiếu loa âm thanh nổi và không có giắc âm thanh tiêu chuẩn khiến sản phẩm bị hạn chế nhất định.
Đối với Sony Ericsson K750, đó thực sự cũng là cùng một chiếc điện thoại như W800 nhưng sự khác biệt lớn nhất giữa hai sản phẩm là loại thương hiệu. Thay vì tập trung vào âm nhạc, K750 tập trung vào quay video.
Sản phẩm có cùng mô-đun máy ảnh 2 MP với thiết lập hơi khác ở mặt sau. Nó có nắp trượt bảo vệ ống kính và tự động khởi chạy ứng dụng máy ảnh khi người dùng trượt ra. Được biết, W800 có nắp ống kính nhỏ hơn được kích hoạt bằng công tắc ở mặt sau.
Toàn bộ thiết kế được tạo ra trông giống như một máy ảnh kỹ thuật số của Sony, mặc dù không rõ tại sao công ty bỏ qua thương hiệu Cyber-shot trên sản phẩm cho đến khi bản kế nhiệm K800 ra mắt. Người dùng chỉ được tặng kèm thẻ nhớ 64 MB và nút phía trên phím điều khiển giúp mở menu đa nhiệm thay vì trình phát nhạc. Điện thoại hỗ trợ MP3 và AAC giống như W800. Cả hai đều có phím chụp ảnh ở bên cạnh.
Vậy tại sao Sony Ericsson phát hành hai điện thoại gần như giống hệt nhau? Rõ ràng, đó là một trò chơi tiếp thị - W800 thu hút các chủ sở hữu Walkman, K750 đánh vào những người thích máy ảnh Cyber-shot. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao Sony không kết hợp cả hai để tạo ra một “siêu điện thoại” với máy ảnh Cyber-shot và máy nghe nhạc Walkman.
Có vẻ đó chính là những gì mà Sony suy nghĩ. Kết quả là, Xperia 1 được gắn nhãn hiệu Sony đi kèm rất nhiều công nghệ khác nhau, từ thương hiệu Bravia nhắm đến người dùng thích màn hình trên TV, trong khi máy ảnh Alpha cũng được tham chiếu.
Quay trở lại với Sony Ericsson W800 và K750. Chính giá trị thương hiệu này đã giúp chúng Sony hưởng lợi khi báo cáo quý 4/2005 từ Sony cho thấy, công ty đã xuất xưởng 3 triệu chiếc điện thoại mang thương hiệu Walkman, bao gồm cả W900 cao cấp có kết nối 3G mà không chỉ riêng W800. Trong khi K750 không được đề cập trong báo cáo thì thống kê tổng doanh số của cả hai trong suốt vòng đời cho thấy, công ty đã bán ra khoảng 15 triệu chiếc.
Nguồn: [Link nguồn]
Luôn xuất hiện bên cạnh anh chàng điệp viên siêu đẳng, thương hiệu Sony Ericsson chính là “điện thoại“ tốt nhất theo tiêu...