7 lý do khiến flagship cao cấp đời cũ "ăn đứt" smartphone tầm trung đời mới
Nếu bạn đang phân vân trong việc chọn mua một chiếc điện thoại mới, chắc hẳn trong đầu bạn đã từng xuất hiện câu hỏi: Những mẫu flagship cao cấp thế hệ cũ so sánh với những chiếc điện thoại tầm trung mới "cứng", thì cái nào hơn, và nên mua cái nào?
1. Hệ thống camera tốt hơn
Về cơ bản, các mẫu flagship vẫn có phần cứng máy ảnh vượt trội hơn hẳn. Trên các thiết bị cao cấp, bạn sẽ được trải nghiệm những ống kính và cảm biến tốt nhất trên thị trường camera di động, cho phép bạn chụp được những bức ảnh có chất lượng cao trong hầu hết mọi điều kiện và hoàn cảnh.
Những chiếc điện thoại tầm trung và thấp thường không được trang bị phần mềm chụp và xử lý ảnh tốt, chưa kể những phần mềm ấy thường có ít tính năng hơn những chiếc điện thoại đắt tiền.
2. Khả năng chống nước
Chống nước là một tính năng quan trọng khác nhưng vẫn chưa xuất hiện nhiều trên các mẫu máy điện thoại tầm trung.
Bạn có thể sử dụng những chiếc điện thoại đầu bảng từ các hãng như Samsung hay Apple dưới trời mưa nặng hạt, hay thậm chí còn có thể quay những đoạn video ngắn dưới nước.
3. Hỗ trợ cập nhật phần mềm mới trong thời gian dài hơn
Do những chiếc điện thoại cao cấp thường có giá rất cao, nên người dùng cũng kỳ vọng sẽ có thể sử dụng nó trong một khoảng thời gian dài hơn.
Và để đảm bảo những người dùng thuộc phân khúc cao cấp của mình không gặp vấn đề chỉ sau 1-2 năm sử dụng sản phẩm, các hãng sản xuất để ưu tiên sản xuất nhiều bản cập nhật cho chúng hơn.
4. Thiết kế độc đáo và cao cấp
Để cắt giảm chi phí, các nhà sản xuất điện thoại thường sử dụng những khuôn mẫu sẵn có cho các thiết kế điện thoại tầm trung, bởi vậy các mẫu điện thoại giá rẻ thường có bề ngoài khá "nhàm chán".
Ngược lại, những mẫu điện thoại đầu bảng thường sở hữu thiết kế cao cấp và độc đáo, được sản xuất từ những vật liệu chất lượng tốt hơn.
5. Màn hình sắc nét hơn
Trong đa số trường hợp, những chiếc flagship vẫn sẽ sở hữu những màn hình sắc nét hơn so với những mẫu máy giá rẻ.
Đa số những mẫu máy đầu bảng thường có tấm nền độ phân giải Quad HD (1440p hoặc 2K) trở lên.
Một thông số kĩ thuật khác chỉ có trên các dòng máy cao cấp là công nghệ màn hình OLED, có khả năng tái tạo màu đen sâu hơn và độ tương phản tốt hơn so với màn hình LCD.
6. Sạc nhanh và sạc không dây
Tương tự như trên, sạc nhanh là một công nghệ chưa phổ biến trong thế giới những chiếc điện thoại tầm trung và thấp. Để sử dụng tính năng này, bạn cần phải đầu tư thêm để mua một mẫu máy cao cấp.
Các mẫu điện thoại đầu bảng sẽ mang tới cho bạn trải nghiệm sạc pin tốc độ cao hoàn thiện nhất. Điều tương tự cũng áp dụng với công nghệ sạc không dây, đến nay vẫn chưa có mẫu máy giá rẻ nào được tích hợp công nghệ này.
7. Bộ xử lý cao cấp thế hệ cũ so với bộ xử lý tầm trung?
Trừ phi bạn mua những chiếc flagship quá cũ, còn lại đa số máy điện thoại cao cấp ra đời trong khoảng 1-2 năm trở lại đây vẫn cho hiệu năng tốt hơn so với các mẫu máy giá rẻ.
Do vậy, nếu bạn có ý định chơi các trò chơi đòi hỏi sức mạnh xử lý nặng hoặc thực thi những tác vụ "ngốn" nhiều tài nguyên, thì bạn nên lựa chọn những mẫu CPU đời cũ nhưng cao cấp và có hiệu năng cao hơn.
Không phải chiếc smartphone cao cấp nào cũng được người tiêu dùng đón nhận, rất nhiều trong số chúng bị lãng quên.