4 "ông lớn" công nghệ sắp khốn đốn với dự luật mới

Sự kiện: Apple Google

Hạ nghị sĩ Ken Buck (R-CO), đảng viên Cộng hòa là một trong số ít các quan chức Mỹ đồng thuận các vấn đề về quyền riêng tư của Big Tech.

Trong cuộc phỏng vấn vào hôm Thứ ba bừa qua với The Verge, Hạ nghị sĩ Ken Buck (R-CO), đảng viên Cộng hòa (Hạ viện Mỹ), người có liên quan đến một loạt các dự luật chống độc quyền của Big Tech, đã đưa ra suy nghĩ của mình về 6 dự luật mới. Chúng được đưa ra nhằm kiểm soát sức mạnh của các công ty công nghệ.

Cụ thể, các dự luật này đưa ra những hạn chế đối với việc mua bán và sáp nhập mang tính cạnh tranh, kêu gọi tăng cường chuyển dịch dữ liệu và cấm các công ty bán sản phẩm của bên thứ nhất trên các nền tảng mà họ kiểm soát. Đạo luật được thông qua Ủy ban Tư pháp Hạ viện với sự ủng hộ của 2 đảng và sẽ được Hạ viện xem xét.

4 "ông lớn" công nghệ bao gồm: Facebook, Google, Amazon và Apple.

4 "ông lớn" công nghệ bao gồm: Facebook, Google, Amazon và Apple.

Amazon, Apple, Facebook và Google là các mục tiêu chính của những dự luật này, các công ty đều lên tiếng phản đối công khai và riêng tư. Ví dụ, CEO của Apple, Tim Cook, đã đích thân gọi điện cho Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (D-CA) để giải thích lý do những dự luật trên sẽ kìm hãm sự đổi mới và đặc biệt làm tổn hại tới người tiêu dùng bằng cách phá vỡ các dịch vụ của Apple.

Trong khi nhiều quan chức chính phủ mâu thuẫn với Big Tech về một số vấn đề, ông Buck lại đồng ý về chủ đề quyền riêng tư, hoặc ít nhất là quan điểm của Apple về chủ đề này. Ông chia sẻ: "Cách để khuyến khích quyền riêng tư là có sự cạnh tranh trên thị trường. Người dùng có quyền đồng ý hoặc không cho phép các công ty bán thông tin của mình."

Chưa hết, ông Buck cũng gợi ý một số vấn đề về quyền riêng tư sẽ không có sự can thiệp của chính phủ: "Một số người tiêu dùng sẽ yêu cầu tính riêng tư trong khi số khác sẽ không quan tâm. Thị trường sẽ giải quyết những lo ngại này".

Chính phủ Mỹ đang siết chặt sự quản lý với 4 công ty công nghệ lớn.

Chính phủ Mỹ đang siết chặt sự quản lý với 4 công ty công nghệ lớn.

Theo một báo cáo gần đây từ công ty phân tích Branch Metrics, chưa tới 1/3 người dùng iOS cho phép ứng dụng theo dõi sau khi Apple ra mắt Tính minh bạch theo dõi ứng dụng - App Tracking Transparency trên nền tảng di động của mình. Tính năng này được thiết kế để thông báo cho khách hàng về những ứng dụng nào theo dõi họ trên web, đồng thời hiển thị một tính năng từ chối các ứng dụng truy cập vào số ID cho nhà quảng cáo (IDFA - Identifier for Advertiser) của người dùng.

Khi được hỏi các nhà lập pháp sẽ làm thế nào để thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn, ông Buck cho hay: "Làm thế nào để thực hiện điều đó? Đây là một vấn đề nan giải. Chúng ta có quyền riêng tư về an ninh mạng, người dùng hoàn toàn được bảo vệ khỏi tin tặc. Nhưng quyền riêng tư phụ thuộc vào quyền cá nhân của mỗi người.”

Apple đã biến quyền riêng tư của người tiêu dùng trở thành trụ cột trung tâm trong hệ sinh thái sản phẩm của mình. Cùng với các biện pháp bảo vệ phần cứng và phần mềm của bên thứ nhất, công ty vẫn đang duy trì các chính sách mở rộng cho các công ty kinh doanh trên App Store.

Lộ diện sức mạnh đối thủ sừng sỏ nhất của iPhone 13 Pro Max

Không bất ngờ khi Samsung sẽ là một trong những nhà sản xuất đầu tiên sử dụng chip Snapdragon 895, với mẫu đầu tiên là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Vy ([Tên nguồn])
Apple Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN