3 kiểu lừa đảo từ nhân viên tư vấn khi sắm đồ gia dụng ngày Tết
Khi Tết Nguyên đán đến gần, nhiều người có thể cảm thấy hạnh phúc với khoản tiền thưởng cuối năm, và đó là lúc mua sắm đồ gia dụng nằm trong diện được tính đến.
Nói đến đồ gia dụng thì nên mua mới hơn là cũ. Câu hỏi là liệu “Mua sớm hưởng sớm?”, “Mua muộn để được giảm giá?”, “Mua bất cứ lúc nào”, hay “Mua trong dịp Tết là hợp lý?”,… Vấn đề là có một số trò gian lận tiềm ẩn khi mua thiết bị, đặc biệt từ các nhân viên tư vấn với những biểu ngữ khuyến mại để lôi kéo khách hàng. Biết rõ các chiêu trò lừa đảo của nhân viên bán hàng sẽ giúp trải nghiệm mua sắm thông minh nhất có thể.
Ghi giá sai
Hiện tượng giá trên nhãn hoàn toàn không khớp với giá bán thực tế là một chiêu “lừa dối” phổ biến ở các cửa hàng, thực chất là bắt nạt khách hàng đến mức không thể so sánh được giá cả. Ví dụ: chiếc nồi cơm điện thông thường nhất, một sản phẩm có giá gốc không cao, cũng có thể khiến người dùng phải trả thêm vài trăm nghìn đồng khi vào cửa hàng, ngay cả khi họ giảm giá và tặng người dùng một vài món quà “rẻ tiền”. Đó là chưa kể đến các món sản phẩm có giá hàng triệu đồng.
Chiêu bài nâng giá rồi giảm giá là điều khá phổ biến.
Trên thực tế, việc niêm yết giá sản phẩm trong cửa hàng chỉ mang tính danh nghĩa để tránh sự cạnh tranh trong cùng ngành. Để có giá đủ thu hút khách, một số cửa hàng sẽ cử “người mua hàng bí ẩn” thỉnh thoảng ghé thăm các cửa hàng đối thủ nhằm điều chỉnh giá “rẻ hơn một chút”. Các cửa hàng ngày nay chủ yếu nhắm đến người tiêu dùng trung niên và cao tuổi - vốn ít kiến thức hơn về các chiêu bài này.
Vì vậy, bên cạnh việc so sánh giá sản phẩm trên một số trang so sánh trực tuyến, người dùng cũng nên hiểu về những gì mình cần thiết trước khi vung tiền cho các sản phẩm để tránh lãng phí.
Phí bổ sung
Giờ đây, nhiều cửa hàng tung chiêu miễn phí lắp đặt nhưng cho các công việc cơ bản bằng cách tính thêm khoản phí lắp đặt phụ kiện. Những phụ phí này chủ yếu được tính dưới danh nghĩa phụ kiện vật liệu, chi phí xử lý, phí khoan cắt - vốn khó có thể từ chối. Ví dụ máy giặt sẽ tính thêm phí đường ống thoát nước hoặc kệ đỡ, máy điều hòa tính thêm phí đường ống,….
Nhiều nhân viên muốn kiếm thêm chi phí bổ sung khi lắp đặt thiết bị gia dụng.
Trong trường hợp này, tốt nhất người tiêu dùng nên hỏi rõ phụ kiện để lắp có cần thiết hay không, giá thành bao nhiêu và ký văn bản thỏa thuận khi mua hàng. Hơn nữa, nhiều cửa hàng ghi rõ giá cả, và nếu nhân viên ra giá tùy tiện thì hãy khiếu nại trực tiếp.
Gia hạn thời gian bảo hành
Sau khi người tiêu dùng mua thiết bị gia dụng, một số nhân viên bán hàng sẽ gợi ý người tiêu dùng chi thêm một khoản phí để gia hạn bảo hành, đặc biệt với smartphone. Nhiều người trả số tiền này để thuận tiện cho việc sửa chữa về sau, tuy nhiên khi họ thực sự gặp vấn đề với thiết bị và cần liên hệ bảo hành thì sẽ bị yêu cầu khách thanh toán thêm một số phí vật tư, đồng nghĩa với việc người dùng trả 2 lần phí.
Gia hạn bảo hành so với tiêu chuẩn là cách nhiều cửa hàng đưa ra.
Do đó, trước khi mua người dùng phải cân nhắc xem mặt hàng mình mua có nhu cầu kéo dài thời hạn sử dụng hay không, và nếu cảm thấy không cần thiết thì không cần trả thêm tiền. Nếu là smartphone hoặc TV, mọi người có thể trả phí bảo hành mở rộng. Nhưng nếu đó là một thiết bị gia dụng như nồi cơm điện, vốn không có giá cao ngay từ đầu, người dùng không nhất thiết phải làm điều đó.
Dù là thương nhân hay doanh nghiệp, chỉ khi đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu thì họ mới chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và nâng tầm giá trị. Những “quy tắc tiềm ẩn” nêu trên của ngành đã gây ra những tác động tiêu cực ở mức độ khác nhau cho người tiêu dùng, vì vậy hy vọng với các nhà sản xuất và cửa hàng thiết bị gia dụng, họ hãy làm điều gì đó thiết thực hơn cho khách hàng thay vì sử dụng một số phương pháp khác để kiếm lời. Cuối cùng, người tiêu dùng cũng nên đến các cửa hàng trực tiếp để trải nghiệm sản phẩm ngay tại chỗ, sau đó sử dụng phần mềm so sánh giá để mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử trực tuyến thông thường, cùng với các dịch vụ được bảo hiểm về giá. Về cơ bản họ có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở mức độ lớn nhất. |
Dưới đây là những thiết bị gia dụng mà người dùng không bao giờ nên mua đắt, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Nguồn: [Link nguồn]