2019 là năm "khó thở" ngay cả với Apple, Samsung và Facebook
Với nhiều hãng công nghệ, năm 2019 là một năm không hề dễ dàng với quá nhiều sự cố.
So với một thập kỷ trước, ngành công nghiệp công nghệ đã phát triển mạnh mẽ: Facebook và Twitter đã tác động rất lớn đối với chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới; IPhone của Apple đã "cất cánh"; Uber và TaskRợi đã sẵn sàng thay đổi thế giới.
Khi năm 2020 đang chuẩn bị tới, cùng nhìn lại những sự kiện không ai muốn nhắc tới trong năm 2019 của các hãng công nghệ.
1. Samsung Galaxy Fold bị trì hoãn tới 5 tháng
Galaxy Fold của Samsung là một trong những điện thoại được mong đợi nhất trong năm. Đây là một thiết bị có kích thước máy tính bảng khi mở ra, khi gập lại có thể thành điện thoại. Sản phẩm này mang dáng vóc của tương lai.
Nhưng chỉ vài ngày trước khi ra mắt, các nhà đánh giá đã bắt đầu bày tỏ mối quan ngại về màn hình của nó. Một số người đã vô tình phá hủy thiết bị trong khi gỡ bỏ lớp màn hình được hiểu nhầm là màng bảo vệ màn hình.
Samsung cuối cùng đã khắc phục vấn đề, thêm nắp bảo vệ vào bản lề gập và thay đổi cách đặt màng bảo vệ trên màn hình điện thoại. Nhưng vào thời điểm thiết bị được bán trở lại vào tháng 9, chúng không nhận được nhiều sự tin tưởng.
2. FTC phạt Facebook 5 tỷ USD, tiền ảo Libra sụp đổ
Hai năm sau khi sự cố của Facebook được đưa ra ánh sáng (làm 87 triệu thông tin hồ sơ cá nhân bị rò rỉ cho công ty Cambridge Analytica), Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cuối cùng đã đưa ra trừng phạt cho mạng xã hội này. Công ty đã phải trả khoản tiền phạt 5 tỷ USD và Giám đốc điều hành Facebook - Mark Zuckerberg cùng các nhà lãnh đạo phải ký các tuyên bố hứa bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng số tiền này chỉ là “muỗi” với Facebook khi công ty đã kiếm được 22 tỷ USD lợi nhuận trong năm ngoái. Về phần mình, Zuckerberg cho biết mạng xã hội sẽ tạo ra "những thay đổi lớn về cấu trúc" đối với cách thức xây dựng sản phẩm và tiến hành kinh doanh.
Giữa vô số tranh cãi, Zuckerberg quyết định công bố một loại tiền tệ mới - Libra để trao đổi và lưu trữ. Trong đó, Facebook sẽ là một trong những công ty lớn nhất có liên quan, một tập đoàn có tên Hiệp hội Libra – Libra Association sẽ điều hành và chính Facebook sẽ có một công ty con - ví Calibra để giao dịch.
Vào thời điểm Libra có cuộc họp đầu tiên vào tháng 10, một phần tư trong số 28 thành viên sáng lập ban đầu (bao gồm PayPal, eBay , Stripe, Visa và Mastercard) đã bỏ ngang. Zuckerberg đã phải tới một phiên điều trần với Quốc hội ngay sau khi khởi động và vấp phải vố số trở ngại.
3. Apple dính lỗi FaceTime, bàn phím Butterfly và iOS 13
Apple cho biết rất nhiều thứ đã tách biệt sản phẩm của hãng với các đối thủ cạnh tranh. Có thiết kế bóng bẩy, phần mềm chu đáo và mọi thứ sẽ hoạt động gần như liền mạch. Đáng tiếc, vào cuối tháng 1, người dùng đã phát hiện ra một lỗi trong phần mềm trò chuyện video FaceTime của Apple, cho phép người dùng bật camera và micrô của bất kỳ ai mà không cần cảnh báo.
Một vài tuần sau đó, Apple đã phát hành một bản sửa lỗi và nhắc lại rằng họ rất coi trọng tính bảo mật của các sản phẩm của mình.
Năm 2015, Apple bắt đầu bán máy tính xách tay với bàn phím mới có thiết kế phím kiểu bướm – Butterfly. Đáng tiếc, bàn phím này rất dễ thu bụi và không nhạy như người dùng mong muốn. Các vấn đề đã gây phiền toái đến mức Apple tạo ra một chương trình thay thế cho toàn bộ thiết kế này, đỉnh điểm là MacBook Pro 2019 đã chuyển sang kiểu bàn phím khác.
Vào tháng 9, công ty đã phát hành hệ điều hành iOS 13 cùng với iPhone và Catalina cho iPad và máy tính Mac. Tuy nhiên, chúng lại có một số lỗi và các vấn đề khác nhau khiến công ty mất tới vài tuần để giải quyết bằng một bản cập nhật phần mềm khác. Hiện tại, Apple vẫn đang sửa chữa các bản phần mềm trong tương lai để đảm bảo rằng nó có thể hoạt động trơn tru khi phát hành, hạn chế phải tung thêm các bản cập nhật để sửa lỗi mới.
4. Amazon bị cáo buộc sa thải nhân viên mang thai
Vào tháng 5 vừa qua, theo nguồn tin CNET, “gã khổng lồ” thương mại điện tử đã sa thải 7 nhân viên mang thai ngay sau khi họ thông báo cho các nhà quản lý về tình trạng của mình. Tồi tệ hơn, Amazon còn bị tố theo dõi khi nhân viên đi vệ sinh, điều mà phụ nữ mang thai làm khá thường xuyên.
Động thái này đã khiến hãng gánh không ít các chỉ trích từ nhiều phía. Đáp lại, một phát ngôn viên của Amazon cho biết: "Chúng tôi làm việc với các nhân viên của mình để đáp ứng nhu cầu y tế của họ bao gồm các nhu cầu liên quan đến mang thai. Chúng tôi cũng hỗ trợ các bậc cha mẹ bằng cách cung cấp nhiều lợi ích nghỉ thai sản và nghỉ dưỡng cho cả cha và mẹ bé."
5. Nhân viên Google cáo buộc công ty trả thù
Năm ngoái, nhân viên của Google đã đưa ra những cáo buộc quấy rối tình dục tại công ty. Ngay sau đó, các nhân viên này đã bị quản lý đối xử không công bằng cho những nỗ lực của họ. Vào tháng Năm vừa qua, các nhân viên của Google đã tổ chức một cuộc đối thoại để phản đối một "văn hóa trả thù".
Tuy nhiên, các nhà hoạt động tại công ty cho biết hành động này là hình phạt vì những người này đã lên tiếng chống lại Google. Các nhân viên đã tham gia vào nhiều cuộc biểu tình của nhân viên, kiến nghị kêu gọi công ty không hợp tác làm việc với các cơ quan biên giới cũng như thực hiện chiến dịch chống lại tình trạng quấy rối trên YouTube.
Ngoài các sự kiện nổi bật trên, còn có khá nhiều diễn biến khác: Huawei bị đưa vào danh sách thực thể của Bộ thương mại Mỹ và bị ngăn chặn mua bán các sản phẩm của Mỹ, xe chống đạn Cybertruck của Telsa không thể vượt qua thử thách chống va đập ngay trong đêm ra mắt, trợ lý giọng nói của các hãng đang nghe lén người dùng,…
Ảnh concept mới nhất cho thấy Samsung Galaxy S11 cho thấy thiết kế mới, năm camera sau.
Nguồn: [Link nguồn]