Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông thủy sản giảm mạnh, vì sao?

Sự kiện: Kinh Doanh

Các thị trường xuất khẩu đang ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu của Việt nam như thủy sản, gạo, rau quả…

Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản 2 tháng đầu năm ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 11,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông thủy sản giảm mạnh, vì sao? - 1

Ảnh minh họa

Trong đó, rau quả tăng 31,1%, cà phê 21,1%, cao su tăng 144%. Tuy nhiên, có một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm như: gạo giảm 21,4%, hạt tiêu giảm 26,9%, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 15,8%.

Theo Bộ Công Thương, sự sụt giảm hầu hết về lượng đối với xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm thủy sản cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xuất khẩu.

Các thị trường xuất khẩu đang ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu của Việt nam như thủy sản, gạo, rau quả…

Chẳng hạn với thủy sản: Hàn Quốc yêu cầu tôm nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, Úc vấn tiếp tục lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ Việt Nam… đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục tăng mà chủ yếu là do giá tăng.

Xuất khẩu gạo cũng đã sụt giảm mạnh do tác động kép từ việc thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc thiết lập tiêu chuẩn nhập khẩu gạo từ các nước ASEAN, cùng với việc Thái Lan thực hiện xả kho hàng tồn kho gạo đã làm giảm giá gạo thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu gạo hai tháng đạt 328 triệu USD, giảm cả về lượng và giá trị xuất khẩu, trong đó lượng giảm 19,5% và giá trị giảm tới 21,4%.

Bộ Công Thương cho biết, với rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, tôm sang Hàn Quốc, Úc, trước mắt, cần tăng cường công tác phổ biến cho doanh nghiệp quy định mới của Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc để tránh ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôm, gạo của Việt Nam.

Đồng thời đề nghị Chính phủ Úc cân nhắc, sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín, bởi lệnh này có ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam. Cần tận dụng Hiệp định VEAEU khi nội dung của cam kết đã dành cho Việt Nam về gạo để mở rộng thị trường thay thế.

Trong trung hạn và dài hạn cần chuẩn bị tốt trong tổ chức quy trình sản xuất và nuôi trồng nông- thủy sản để xây dựng năng lực xuất khẩu bền vững hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thùy (Infonet)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN