Xe máy "huyền thoại" từng khiến dân Việt mê mẩn: Loại xe "quý tộc" từng được đại gia đổ cả đống tiền để sở hữu giờ ra sao?

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Xe máy Babetta thường được gọi vui là "Ba bét nhè" từng là dòng xe quý tộc được đại gia đổ cả đống tiền để mong sở hữu giờ chỉ còn lại trong ký ức của những người Việt thế hệ 7X, 8X.

Lịch sử khó tin về thương hiệu Babetta - "Ba bét nhè" đình đám một thời

"Tiền thân" của Babetta.

"Tiền thân" của Babetta.

Hình ảnh chiếc xe Babetta đã trở nên quen thuộc ở Việt Nam những năm 80, nhưng chẳng mấy ai biết rằng, Babetta lại là tên của một cô gái.

Babetta là dòng xe moped (xe máy có bàn đạp) của nhà máy JAWA (Tiệp Khắc cũ). JAWA xuất phát từ sự hợp nhất của JAWA và một nhà máy sản xuất đạn thành lập năm 1928 có tên Ceske Municne a Korodelne Zavody Brno, sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1948 đổi tên thành Povazska Strojarne (PS).

Hình ảnh những chiếc xe babetta bên các thiếu nữ Đông Âu ngày trước.

Hình ảnh những chiếc xe babetta bên các thiếu nữ Đông Âu ngày trước.

Babetta ban đầu ra đời để phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang các nước cùng khối như Hungaria, Bulgaria, Romania, Đông Đức vẫn dưới thương hiệu Manet. Hai phiên bản gồm loại moped bánh 23 inch và loại 16 inch ra đời. Năm 1970, nhà máy sản xuất 100 chiếc chỉ để chạy thử và phục vụ cho các hoạt động marketing. Đến năm 1971, xe mới chính thức tung ra thị trường. Vào thời điểm này xe chưa có giảm xóc sau, nhưng đã xuất hiện hệ thống đánh lửa, yếu tố chỉ tìm thấy trên ô tô.

Nhưng cái tên Manet không được nhà máy sử dụng nữa và muốn thay thế bởi một cái tên khác. Quá trình tìm kiếm một cái tên thương mại thực sự không hề dễ dàng nhưng cũng khá thú vị. Cái tên và nội dung bài hát có vẻ khá phù hợp trong hoàn cảnh JAWA đang muốn giới thiệu sản phẩm mới tới thị trường thế giới, Babetta được lựa chọn và trường tồn cùng thời gian.

Những ngày đầu mới xuất hiện, lượng bán hàng của Babetta vành 23 inch không được như mong đợi, buộc nhà máy phải ra đời thế hệ thứ hai sử dụng vành nhỏ hơn, chỉ 16 inch có tên Babetta 206. "Cô gái" nhanh chóng chiếm cảm tình tại Mỹ và Đức, 18.000 xe bán ra tại Đức trong tổng số 60.000 chiếc đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Babetta 210.

Babetta 210.

Năm 1975, xe bổ sung hệ thống giảm xóc sau với cái tên Babetta 207. Thành công rực rỡ của chiếc moped phải kể đến năm 1976, với 100% số xe sản xuất ra đều dành cho xuất khẩu. Một thời gian dài sau, xe trang bị thêm đèn chiếu sáng "Green-Light", những mẫu xe ra xuất xưởng có tốc độ tối đa chỉ ở mức 40 km/h.

Năm 1983 là thời điểm đánh dấu sự đổi mới của Babetta. Với tên gọi babetta 210, xe có thiết kế hoàn toàn mới đồng thời nâng cấp động cơ với hộp số tự động 2 cấp. Đến năm 1986, PS chuyển toàn bộ quy trình và dây chuyển sản xuất tới vùng nông thôn Kolarovo gần biên giới Hungaria. Việc không liên lạc thường xuyên giữa nhà máy mới và cũ khiến những sản phẩm ra đời ở Kolarovo phần nào không còn được tin tưởng như trước, nhưng vẫn rất nhiều thế hệ Babetta ra đời ở đây, đều phát triển trên nền tảng chiếc 210.

Sau khi khối liên kết các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, hành trình của Babetta cũng bị xáo trộn. PS liên kết với Piaggio để ra mắt moped mới có tên Korado dựa trên nền tảng những chiếc Babetta. Còn về phần mình, thương hiệu Babetta tiếp tục với mẫu 225, sau đó về dưới trướng của một nhà máy sản xuất xe moped ở Riga, Latvia, ra đời mẫu Babetta 134. Sự xuất hiện của mẫu xe nhỏ hơn không giúp thương hiệu này tránh được cơn khủng hoảng mà chính trị mang tới. Năm 1997, Babetta chính thức ngừng sản xuất.

Chiếc Babetta từng là niềm tự hào của nhiều người Việt.

Chiếc Babetta từng là niềm tự hào của nhiều người Việt.

Thời oanh liệt của Babetta ở Việt Nam

Babetta rất được ưa chuộng ở Việt Nam những năm 80 của thế kỷ trước, chỉ những gia đình khá giả hoặc có người nhà đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc thì mới có thể mua được loại xe này. Chỉ có điều, ngày ấy đi lao động xuất khẩu cũng phải chọn lý lịch khắt khe lắm mới được, nhất lại là đi Tiệp, nên người sở hữu Babetta càng thêm vẻ kiêu hãnh.

Babetta đã chinh phục tất cả những ai khó tính nhất trong việc lựa chọn một chiếc xe máy làm phương tiện đi lại. Sinh cùng thời với những chiếc xe máy có kiểu dáng hấp dẫn của Simson nhưng Babetta vẫn không chịu kém cạnh về sự sang trọng khiến không ít người "siêu lòng".

Còn nhớ, khoảng những năm 1981, Babetta mới "cập bến" Việt Nam và nó nhanh chóng trở thành một niềm tự hào cho những người sở hữu. Để sở hữu một chiếc Babetta thời bấy giờ không phải là việc đơn giản, nước ta vẫn đang trong thời kỳ bao cấp và không ít người có thể có cho mình một tài sản riêng quý giá đến như vậy. Có thể nói, Babetta là một "chiếc xe quý tộc".

Một số xe babetta còn tồn tại ngày nay thường được độ lại máy và đóng vai trò xe thồ hàng.

Một số xe babetta còn tồn tại ngày nay thường được độ lại máy và đóng vai trò xe thồ hàng.

Giữa thủ đô của một nước mà phương tiện di chuyển chủ yếu bằng xe đạp thì Babetta nhanh chóng nổi lên như một niềm kiêu hãnh, là ước mơ của không ít trai Hà thành. Có người còn bán nhà mặt phố Khâm Thiên để sở hữu hai "nàng" Babetta với vài chỉ vàng dắt bên chạy chơi.

"Ba-bét-nhè" giờ được thay thế bằng nhiều xe đời mới hiện đại.

"Ba-bét-nhè" giờ được thay thế bằng nhiều xe đời mới hiện đại.

Babetta giờ ở đâu?

Tuy "quý tộc" là thế nhưng Babetta lại là chiếc xe thường xuyên gây ra phiền toái cho người dùng nhất do hay "ốm vặt". Sau vài năm sử dụng, dòng xe này nhanh chóng xuống cấp trông thấy. Những lỗi vụn vặt thường thấy nhất như khó nổ, phanh kém, dây cua-roa nhanh mòn… Điều đó, khiến Babetta có cái tên rất "yêu thương" ở Việt Nam "Ba-bét-nhè".

Dần dần, người ta ít thấy Babetta xuất hiện trên đường phố hơn với phong cách nhà giàu. Thay vào đó, "Ba-bét-nhè" trở thành một chiếc xe chuyên chở hàng hóa không còn phù hợp với đường phố Việt Nam và được thay thế bởi rất nhiều chiếc xe hiện đại hơn với những công nghệ mới.

Đến đầu thế kỷ 21, gần như không còn nhìn thấy bóng dáng của "Ba-bét-nhè" trên đường phố Thủ đô. Chiếc xe với chất lượng có thể coi là tồi tệ nhất vào lúc bấy giờ khi đèn, còi, xi-nhan thậm chí cả đến phanh cũng không còn. Mỗi khi xuất hiện trên đường nó mang đến sự sợ hãi cho những người xung quanh.

Chính vì thế, đến năm 2006 Hà Nội đã chính thức thu hồi xe Babetta và cấm toàn bộ những xe này lưu thông trên đường phố nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc.

Không còn "đất diễn" ở Thủ đô, "Ba-bét-nhè" lại bắt đầu cuộc phiêu lưu về những miền đất mới. Chiếc xe nhanh chóng được chuyển đến những vùng quê của Việt Nam và lại bắt đầu "làm lại từ đầu". Những thanh niên nông thôn lại coi Babetta niềm hãnh diện lớn khi được cưỡi nó và nó trở thành xu hướng của giới trẻ.

Nhưng cũng chỉ được khoảng 3 năm, "Ba-bét-nhè" đã thực sự là chiếc xe bị ghẻ lạnh khi nó "tàn tạ" đến mức không ai còn muốn giữ nó ở trong nhà và thay thế bằng những chiếc Wave hay Dream hiện đại không bị chết máy giữa đường.

Bây giờ, Babetta là những chiếc xe trong bộ sưu tập của nhiều người hay viện bảo tàng và đó là dấu chấm hết cho "huyền thoại một thời" mang tên Babetta.

Nguồn: [Link nguồn]

Xe máy ”huyền thoại” từng khiến dân Việt mê mẩn: Lý giải sự biến mất ”bí ẩn” của chiếc xe từng là niềm mơ ước của hàng triệu người

Dù Suzuki Viva là dòng xe từng nổi đình nổi đám nhưng ngạc nhiên nhất là sự biến mất lặng lẽ sau khoảng 10 năm góp mặt trên thị trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.N ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN