Xe máy "huyền thoại" từng khiến dân Việt mê mẩn: Lạ lùng dòng xe có tuổi đời gần 80 năm vẫn được tranh mua với giá cả tỷ đồng
Trải qua gần 80 năm lịch sử vẫn có không ít chiếc xe Vespa cổ nhưng vì một lý do đặc biệt nào đó được định giá lên đến tiền tỷ khiến dân sành chơi xe Việt cũng phải trầm trồ.
Thăng trầm thú chơi Vespa cổ của người Việt
Trên chiếc Vespa cổ là hình ảnh những chàng trai, cô gái ăn vận lịch lãm vi vu trên phố
Ra đời từ năm 1946 nhưng phải đến năm 1953, những chiếc Vespa đầu tiên mới theo chân những người Pháp xuất hiện tại Việt Nam. Người quản đốc xưởng Avia chuyên về sửa chữa, sản xuất phụ tùng ô tô tên Vĩnh được cho là một trong những người Việt đầu tiên sở hữu một chiếc Vespa Acma.
Khi đó, Vespa là một dòng xe mang tính biểu tượng, thường được giới trung lưu, thượng lưu lịch lãm thời bấy giờ ưa chuộng. Người ta thường bắt gặp hình ảnh những người đàn ông ăn vận lịch sự hoặc những cô gái cá tính với trang phục hợp thời ngồi trên chiếc Vespa dạo phố. Vespa dần trở nên phổ biến và trở thành phương tiện quen thuộc của nhiều người sống ở miền Nam Việt Nam hơn, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1958 đến 1975.
Vespa dần vắng bóng trên các ngả đường Việt Nam vào những năm 1970-1980 bởi nhiều lý do, phần vì đây là giai đoạn khó khăn của đất nước sau giải phóng, phần vì thiếu thợ sửa xe, phụ tùng thay thế vô cùng khan hiếm và cũng bởi Vespa thời đó "uống" xăng như nước. Giai đoạn này, những chiếc Vespa đành phải chịu cảnh "trùm chăn" ở nhà hoặc bị bỏ xó nắng mưa.
Đến cuối những năm 80, cuộc sống của người dân đã khấm khá hơn, những chiếc Vespa cổ lâu nay "đắp chiếu" trong nhà đã được chủ nhân lấy ra "tút tát" lại. Lác đác, những chiếc Vespa lại thấy xuất hiện trên đường phố Việt. Nhưng khi đó cũng là thời điểm "cơn bão" xe "Nhật bãi", xe Tàu bùng nổ, khiến dân chơi Vespa vừa mới nhen nhóm trở lại đã tiếp tục bị vùi dập ít nhiều. Phải đến khi đất nước mở cửa, những Việt kiều xa quê về nước, du khách nước ngoài cũng tìm đến Việt Nam du lịch. Cái đẹp tiềm ẩn của Vespa cổ một lần nữa được khơi dậy.
Một thợ sửa xe trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kể lại: "Thời đó, Vespa rẻ lắm, dân thu gom mỗi lần đem về tiệm cả xe tải. Người đi thu gom chủ yếu buôn bán là chính, chứ cũng chưa phải là dân mê Vespa cổ...". Những chiếc xe Vespa sau khi được tân trang đẹp đẽ được xuất đi nước ngoài, số ít còn lại được lác đác các tay chơi Vespa cổ sở hữu - minh chứng rằng Vespa dần dần hồi sinh.
Vào khoảng những năm 2000, khi công nghệ thông tin phát triển, các diễn đàn trên internet dành cho những người chơi Vespa xuất hiện. Họ trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, làm quen và gặp gỡ nhau ngoài đời. Từ một sân chơi trên mạng, dân sưu tầm Vespa cổ gắn kết với nhau thành một cộng đồng đông đảo, gây được tiếng vang lớn trong những lần hội ngộ.
Những chiếc Vespa cổ cực độc có giá tiền tỷ tại Việt Nam
Có không ít chiếc xe Vespa cổ hàng chục năm tuổi nhưng vì một lý do đặc biệt nào đó được định giá lên đến tiền tỷ khiến dân sành chơi xe Việt cũng phải trầm trồ.
Vespa 98 giá 1,2 tỷ đồng tại Hà Nội
Vespa 98 có dung tích xi-lanh 98cc. Ảnh: Autodaily.
Một trong số đó phải kể đến chiếc Vespa 98 giá 1,2 tỷ đồng tại Hà Nội. Vespa 98 từng bất ngờ xuất hiện tại "Ngôi nhà Ý" nằm trên phố Lê Phụng Hiểu (Hà Nội). Được biết, chiếc xe quý hiếm này do Piaggio Việt Nam rinh về từ bảo tàng Piaggio tại Pontedera (Ý) với mục đích góp phần xây dựng một "biệt thự" Vespa phong phú nhất tại Việt Nam từ trước tới nay.
Vespa 98 đã được sản xuất và xuất khẩu giữa 2 năm 1946 và 1947. Cuối năm 1947, Enrico Piaggio đã quyết định ngừng lại toàn bộ việc sản xuất Vespa 98 và bắt đầu với Vespa 125 nhằm phục vụ nhu cầu trong nước.
Vì vậy, mẫu Vespa 98 có thể coi là "thủy tổ" của các loại xe Vespa hiện nay. Trải qua hơn 70 năm, những chiếc Vespa 98 trở nên hiếm có và đắt tiền với giới sưu tầm. Một chiếc 98 chạy được có giá khoảng 45.000 euro (tương đương 1,25 tỷ đồng) nhưng vẫn không dễ tìm.
Vespa cổ nhiều chữ ký nhất giá 1 tỷ đồng
Vespa cổ có gần 800 chữ ký từng gây sốt thuộc sở hữu của nghệ sỹ Quang Đạt.
Tháng 6/2018, giới chơi xe Việt cũng từng trầm trồ trước hình ảnh chiếc Vespa cổ có gần 800 chữ ký của nhà báo trên khắp Việt Nam. Được biết đây là chiếc Vespa cổ được sản xuất từ năm 1959. Chủ nhân của chiếc xe là nghệ sỹ Quang Đạt. Anh đã tham gia một số bộ phim nổi tiếng, gặt hái nhiều thành công như: Đồng tiền xương máu, Cảnh sát hình sự, Người đàn bà không hóa đá, Cô gái đất đỏ… Được biết xe thuộc hàng nguyên bản, zin 100% dù đã trải qua xấp xỉ 60 năm tuổi.
Vespa biển tứ quý độ khủng tại Sài Gòn
Một số chi tiết độ đắt tiền trên xe như cặp mâm nhôm CNC hiệu Maru's, lốp Michelin City Grip, hệ thống phuộc hiệu năng cao tới từ hãng Zelioni. Hệ thống phanh nguyên bản của xe cũng được loại bỏ và thay bằng heo 4 piston ở phía trước/6 piston ở phía sau. Thay đổi duy nhất liên quan tới động cơ là cây pô Akrapovic...
Một số chi tiết độ đắt tiền trên xe như cặp mâm nhôm CNC hiệu Maru's, lốp Michelin City Grip, hệ thống phuộc hiệu năng cao tới từ hãng Zelioni. Hệ thống phanh nguyên bản của xe cũng được loại bỏ và thay bằng heo 4 piston ở phía trước/6 piston ở phía sau. Thay đổi duy nhất liên quan tới động cơ là cây pô Akrapovic...
Một chiếc xe ga Vespa 946 Emporio Armani hạng sang vốn có giá bán chính hãng đắt đỏ khoảng hơn 400 triệu đồng. Nay còn được một người chơi xe tại TP HCM đầu tư độ "đồ chơi khủng" đắt tiền, đi kèm biển số "tứ quý 6" khá độc đáo. Xe được dự đoán có giá xấp xỉ cả tỷ đồng.
Chiếc xe có biển tứ quý 6
Một trong những điểm đặc biệt khác của chiếc Vespa 946 Armani này đó là nó sở hữu biển số tứ quý 6 cực đẹp 066.66. Trong quan niệm của người Việt và một số nước Đông Á, số 6 đồng âm với chữ "lộc", đem tới tài lộc cho chủ xe. Với biển số đẹp và các đồ chơi cao cấp, giá trị của chiếc xe lại càng tăng lên so với những chiếc Vespa 946 bình thường khác.
Nguồn: [Link nguồn]
Từ dòng xe được thiết kế nữ tính, Yamaha Force 125 đã dần thay đổi đối tượng khách hàng, "lột xác" để trở thành một mẫu tay ga thể thao.