Xe buýt hút khách khi giá xăng vẫn “neo” ở mức cao

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Giá xăng hiện nay vẫn “neo” ở mức cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến người lao động có thu nhập thấp, nhất là sinh viên. Không ít người đã tạm thời để phương tiện cá nhân ở nhà và chuyển sang đi xe buýt để tiết kiệm chi phí.

Hơn 1 tháng qua, anh Vũ Quốc Anh (ngụ quận 1, TP.HCM) đều thức dậy 6h sáng tranh thủ chuẩn bị bữa ăn sáng và sau đó đi bộ quãng đường khoảng 500m đến bến xe công viên 23/9 để bắt xe buýt đến công ty.

Thay vì chọn xe máy mất khoảng 15 phút tới nơi làm việc như trước thì nay anh Quốc Anh chọn cách dậy sớm hơn để di chuyển bằng xe buýt - một cách tiết kiệm chi phí của chàng trai nhân viên văn phòng khi giá xăng vẫn “neo” ở mức cao.

“Trước đây khi giá xăng còn rẻ, tôi chi khoảng 30.000 - 40.000 đồng cho việc đổ xăng để đi lại từ nhà đến công ty, giờ chi phí này đã lên 70.000 – 80.000 đồng từ khi giá xăng tăng gần 30.000/lít khiến tôi phải tính toán lại việc chi phí đi lại. Giờ nếu không chọn đi xe buýt, tôi chưa nghĩ đến cách nào để giúp tôi tiết kiệm chi phí hơn trong việc đi lại”, anh Quốc Anh cho hay.

Việc nhiên liệu tăng "phi mã" đã tác động thói quen sử dụng các phương tiện giao thông của người dân, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp, sinh viên,...

Việc nhiên liệu tăng "phi mã" đã tác động thói quen sử dụng các phương tiện giao thông của người dân, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp, sinh viên,...

Dù vừa mới sắm được xe máy cách đây 2 tháng nhưng sinh viên Gia Lương (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) vẫn chọn di chuyển bằng phương tiện xe buýt đến trường hay đến chỗ làm thêm.

“Em vừa kiếm được công việc làm thêm nên quyết định mua xe máy để tiện đi lại nhưng không nghĩ giá xăng lại hiện nay lại ở mức cao như vậy. Điều này sẽ khiến thu nhập bị giảm bớt. Vì vậy, xe buýt vẫn là phương tiện đi lại thường xuyên của em trong thời gian này. Những hôm làm thêm tăng ca đến tối em mới sử dụng xe máy”, Gia Lương nói.

Với sinh viên, học sinh việc chọn lựa xe buýt cho việc đi lại luôn là lựa chọn tốt nhất vừa tiết kiệm, vừa an toàn.

Với sinh viên, học sinh việc chọn lựa xe buýt cho việc đi lại luôn là lựa chọn tốt nhất vừa tiết kiệm, vừa an toàn.

Anh Nguyễn Tấn Phong, tài xế xe buýt tuyến số 19 (tuyến bến xe công viên 23/9 – bến xe buýt khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM), cho biết, lượng hành khách đi xe buýt trong thời gian qua có xu hướng tăng, nguyên nhân do lượng sinh viên, học sinh quay trở lại trường học sau Tết, đây cũng là điều mà người làm nghề như anh dự đoán trước.

“Đặc biệt, gần đây khi giá xăng dầu tăng cao thì tôi cũng nhận ra sự thay đổi phương tiện đi lại của một số bộ phận người lao động, lượng khách này tăng mạnh nhất trong các chuyến trùng với giờ đi làm và tăng ca là 6-8h và 16-17h hàng ngày”, anh Phong cho biết thêm.

Nhiều người dân ở TP.HCM chuyển sang đi xe buýt khi giá nhiên liệu vẫn ở mức cao để tiết kiệm chi phí.

Nhiều người dân ở TP.HCM chuyển sang đi xe buýt khi giá nhiên liệu vẫn ở mức cao để tiết kiệm chi phí.

Theo thống kê của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, trung bình mỗi ngày có 180.000 lượt hành khách sử dụng xe buýt. Số liệu trên cho thấy, sản lượng hành khách đang trên đà hồi phục (sản lượng hành khách bình quân/chuyến đạt 15 hành khách, tăng khoảng 2,4 lần so với bình quân của quý 4/2021, khoảng thời gian sau khi khôi phục hoạt động của hệ thống xe buýt). Đây là mức tăng cao nhưng thực tế nếu so sánh với sản lượng hành khách bình quân/chuyến thực hiện năm 2020 thì cũng chỉ đạt 65%.

Đại diện Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM thông tin, đến nay, đã có 112 tuyến xe buýt đã khôi phục hoạt động trở lại để phục vụ người dân, trong đó có 91/91 tuyến xe buýt có trợ giá và 21/36 tuyến xe buýt không trợ giá. Các tuyến xe buýt còn lại, hiện nay Trung tâm đang phối hợp với các doanh nghiệp vận tải, các tỉnh liền kề để rà soát các điều kiện và tổ chức khôi phục hoạt động đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của 02 địa phương.

"Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình sản lượng hành khách vận chuyển năm 2021, tình hình thực hiện trong gần 3 tháng đầu năm 2022, Trung tâm kỳ vọng sản lượng hành khách đi lại bằng xe buýt năm 2022 đạt khoảng 112,7 triệu lượt hành khách", vị đại diện này nói.

Giá cả tăng phi mã, mua bánh mì cũng phải đắn đo

Người Đức có lý do chính đáng để lo lắng về giá tiêu dùng tăng. Với lạm phát ở mức cao nhất trong 30 năm qua, những người thiếu thốn nhất ở nước này sẽ là người bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Trang ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN