"Vua" xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam là một doanh nghiệp nước ngoài

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Việt Nam giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trong hơn 20 năm qua nhưng doanh nghiệp Việt đã mất ngôi vị “vua xuất khẩu”

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), tính đến hết tháng 2-2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 31.133 tấn hồ tiêu các loại, mang về giá trị gần 125 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 23,7%, kim ngạch giảm 2,9%. 

Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen đạt 3.840 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.459 USD/tấn, tăng lần lượt 13,9% và 8,1% so với cùng kỳ 2023.

Hạt tiêu trắng

Hạt tiêu trắng

Xét về khối lượng, trong 2 tháng đầu năm, Nedspice Việt Nam (Hà Lan) là doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu, đạt 3.555 tấn, so cùng kỳ tăng 44%; tiếp theo là Olam Việt Nam (Ấn Độ) 3.229 tấn, tăng 32%. 

Các doanh nghiệp Việt ở 3 vị trí tiếp theo gồm: Trân Châu 2.265 tấn, giảm 33,4%; Phúc Sinh: 1.744 tấn, giảm 31,5% và Liên Thành: 1.491 tấn, tăng 10,4%.

Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu dẫn đầu (nguồn VPSA)

Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu dẫn đầu (nguồn VPSA)

Trong năm 2023, hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là Olam Việt Nam và Nedspice Việt Nam cũng lần lượt xếp vị trí dẫn đầu và thứ 2 trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam xếp ở 2 vị trí tiếp theo gồm: Trân Châu và Phúc Sinh. 

Trước đây, có thời gian 2 doanh nghiệp Trân Châu và Phúc Sinh giữ vị trí quán quân về xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Ông Phan Minh Thông, sáng lập công ty Phúc Sinh, thường được mệnh danh là "vua hồ tiêu" vì lý do này. 

Tuy nhiên, nếu xét chung ngành hàng gia vị (hồ tiêu, hồi, quế,...) xuất khẩu vào thị trường châu Âu thì Phúc Sinh vẫn giữ vị trí số 1 với 15% thị phần vào năm 2023.

Hồ tiêu là một trong những mặt hàng nông sản tăng giá nóng thời gian qua với mức tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính do sản lượng bị giảm vì diện tích giảm khoảng 5.000 ha do chuyển đổi cây trồng và năng suất giảm vì thời tiết.

Việc các thị trường lớn đang tăng nhu cầu nhập khẩu gạo tiếp tục mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt. Tuy nhiên, giống như năm ngoái, giá gạo biến động mạnh trong thời gian ngắn đã khiến tình trạng "vỡ kèo" giữa thương lái và người nông dân xảy ra ngay từ vụ Đông Xuân. Nếu tình trạng này không được giải quyết, năm nay thị trường lúa gạo trong nước sẽ tiếp tục bị xáo trộn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Ánh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN