Vừa xấu lại không mùi vị nhưng thực phẩm này lại có giá cắt cổ 26,6 triệu VND/kg
Trước khi “lên đời” như ngày nay, thực phẩm này chỉ dùng để… nuôi gà và nuôi lợn.
Tại Tây Ban Nha, lươn non là một trong những thực phẩm đắt đỏ bậc nhất. Tuy nhiên, vẻ ngoài và hương vị của chúng lại hoàn toàn đối lập với mức giá 1.000 EUR/kg (26,6 triệu VND).
Lươn non – món ăn đặc sản của Tây Ban Nha
Lươn non có hình dạng thuôn dài, kích cỡ nhỏ, lớp da trong suốt kém hấp dẫn. Sau khi nấu chín, chúng sẽ chuyển sang màu trắng đục. Về mùi vị, lươn non nhạt nhẽo đến mức không thể đánh giá nổi chúng ngon hay dở. Vì vậy trước kia, thực phẩm này chỉ dùng để… nuôi gà và lợn. Thậm chí, người Tây Ban Nha cũng không hiểu vì sao lại có nhiều người bỏ cả đống tiền chỉ để ăn lươn non.
Có lẽ lý do cho mức giá trên trời của thực phẩm này bắt nguồn từ vòng đời của chúng. Lươn non sống trong vùng nước ngọt, có thể hô hấp qua da và di chuyển trên mặt đất một quãng đường dài. Chúng có thể ăn bất cứ thứ gì. Những con lươn trưởng thành sẽ trôi theo dòng sông, băng qua châu Âu để tới Đại Tây Dương, cuối cùng là tới vùng biển Sargasso, Bắc Đại Tây Dương sau 1 quãng đường dài hơn 5.000 km.
Chúng xấu xí, không màu, không mùi vị nhưng lại có giá cắt cổ 1.000 EUR
Tại đây, giống lươn non vốn quen sống ở vùng nước cạn đã lặn sâu hơn 500m xuống đáy biển để đẻ trứng và vùi mình ở đó. Trứng lươn non sẽ trôi dạt từ vịnh Mexico tới châu Âu. 2 năm sau, những con lươn non sẽ tới đích – nơi mà các ngư dân đã sớm giăng lưới để “thu hoạch” chúng. Mùa bắt lươn non bắt đầu từ tháng 11 hằng năm, thời điểm tuyệt vời nhất là những đêm mưa âm u và lạnh giá. Khi đó, thủy triều dâng cao, nước biển dao động mạnh và đục ngầu.
Mỗi năm, mẻ lươn non đầu tiên được đánh bắt sẽ có giá đắt nhất. Năm 2016, mẻ lươn đầu tiên nặng 1,25 kg đã được bán với giá sỉ 5.500 EUR (146 triệu VND). Nhưng đợt thứ 2 cùng năm với trọng lượng gần như tương đương chỉ bán được 1.070 EUR (28 triệu VND).
Trước kia, lươn non chỉ dành cho tầng lớp lao động nghèo, thậm chí từng là thực phẩm dùng để nuôi gà lợn
José Gonzalo Hevia – chủ nhà hàng đã mua số lươn kia cho biết, đây là một sách lược thị trường của nhà hàng. “Bầu không khí đấu giá luôn khiến người ta kích động, đây cũng là sự kiện thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Sang ngày tiếp theo, tên nhà hàng của tôi đã xuất hiện trên tivi và khắp các mặt báo” – José hào hứng tiết lộ.
Nhà hàng Casa Tista của José đã thu hút một lượng lớn khách hàng nhờ lươn non. Có những người tới đây 20-30 lần chỉ để thưởng thức chúng. Lươn non khi đưa vào miệng có cảm giác trơn tuột và dai giòn.
Một nhà hàng khác là Arima cũng “phất lên” nhờ lươn. Trong tháng 1 vừa qua, nhà hàng này đã chế biến 3kg lươn non chỉ trong 1 tuần để phục vụ khách. Thậm chí, có 2 vị khách nghiện món này đến mức đã chi 500 EUR (13 triệu VND) chỉ để ăn nửa cân lươn, dù rằng chúng còn không ngon bằng… rau sống.
Tại xứ Basque, Tây Ban Nha, lươn non còn là món ăn truyền thống trong dịp lễ Giáng sinh. Trước khi “lên đời” như ngày nay, thực phẩm này chỉ dành cho tầng lớp lao động nghèo. Khi ấy, số lượng lươn còn nhiều nên giá rất rẻ. Đến năm 1970, một số nhà hàng nổi tiếng bắt đầu chế biến món ăn từ lươn non, đưa chúng lên bàn ăn của xã hội thượng lưu.
Ngày nay, do môi trường sinh sống chuyển biến xấu nên số cá thể lươn bị giảm nhiều, thậm chí được liệt vào danh sách nguy cấp. Ngoài ra, việc đánh bắt quá độ cũng là một trong những nguyên nhân khiến lươn non giảm số lượng và đội giá lên nhiều lần.
Ngày nay, khi mọi thứ đã đủ đầy, ấy vậy mà tóp mỡ đang trở thành “cao lương mỹ vị” với giá bán vô cùng “cắt...