Vốn sinh ra cho người nghèo nhưng chiếc áo này giờ lại là biểu tượng của địa vị

Sự kiện: Kinh Doanh

Canada Goose khởi nghiệp như một thương hiệu của tầng lớp lao động vào năm 1957, nhưng hiện nay các sản phẩm của công ty này chỉ giới nhà giàu mới đủ khả năng mua được.

Chiếc áo khoác của Canada Goose nhìn có vẻ ngoài bình thường như những chiếc áo thông thường ngoài siêu thị khác, nhưng nó từng bị cấm từ một trường trung học ở Anh. Tại sao?

Thực tế là giá của chiếc áo này quả đắt đỏ. Hành động trên được cho là nỗ lực để chống lại tình trạng phân biệt giàu nghèo trong môi trường học đường, bảo vệ sinh viên thu nhập thấp khỏi cảm giác xấu hổ khi gặp phải những chiếc áo khoác quá đắt tiền. Áo khoác Canada Goose có giá lên tới 1.500 USD (gần 35 triệu VND) mỗi chiếc.

Vẻ ngoài bình thường, nhưng chiếc áo của Canada Goose luôn đắt đỏ bậc nhất thế giới (Nguồn: BI)

Vẻ ngoài bình thường, nhưng chiếc áo của Canada Goose luôn đắt đỏ bậc nhất thế giới (Nguồn: BI)

Canada Goose là một thương hiệu vốn được xây dựng mới mục tiêu sản xuất các sản phẩm cho tầng lớp lao động. Và thực tế trong quá khứ, thương hiệu này đã tập trung vào sản phẩm dành cho những người thuộc tầng lớp lao động ở Canada.

Canada Goose được thành lập vào năm 1957 bởi Sam Tick trong một nhà kho ở Toronto với tên gọi ban đầu là Metro Sportswear. Vào thập niên 80, mọi người đã sử dụng áo khoác của công ty để lao động tại những nơi lạnh nhất trên Trái đất. Chiếc áo khoác đã trở thành tiêu chuẩn cho những chiếc áo chịu nhiệt tại Trạm McMurdo của Nam Cực, nơi các nhà khoa học đặt biệt danh cho nó là "Big Red". Và vào năm 1982, một trong những chiếc áo khoác của công ty đã đưa người đầu tiên của Canada -  Laurie Skreslet - lên đỉnh Everest.

Vậy áo khoác Canada có gì khác biệt? Công ty sử dụng chất liệu Hutterite Canada, loại chất liệu được đánh giá có chất lượng cao nhất thế giới. Công ty tuyên bố lớp lông động vật bên trong áo khoác có thể phá vỡ luồng khí lạnh và bảo vệ da tiếp xúc chống lại băng giá. Canada Goose cho biết áo khoác của công ty có thể chịu được nhiệt độ thấp tới -30°C. Và loại chất liệu làm nên chiếc áo cũng không hề rẻ, chẳng hạn lông chó sói phương Tây.

Bước sang thiên niên kỷ mới, công ty đã có một CEO mới -  người đã cách mạng hóa cái tên “Canada Goose” thành thương hiệu xa xỉ mà chúng ta biết ngày nay. Năm 2001, cháu trai của Sam Tick, Dani Reiss, được bầu làm chủ tịch và CEO của công ty.

Anh bắt đầu mở rộng thương hiệu ở Stockholm. Ông cam kết sẽ lấy chất lượng hàng đầu chứ không tập trung vào số lượng bán ra, nhưng điều đó chỉ làm tăng nhu cầu mua sản phẩm từ công ty này. Thương hiệu dần lan rộng khắp châu Âu, chủ yếu qua truyền miệng. Sau đó Reiss nhắm vào nước Mỹ, và những chiếc áo của ông trở thành đồng phục cho các đoàn làm phim Hollywood trong thời tiết lạnh.

Tuy nhiên, ông ty này cũng gặp phải một số phản ứng dữ dội. Tổ chức bảo vệ động vật thế giới PETA đã phản đối các phương thức sản xuất của công ty vì cho rằng đây là phương thức độc ác. Bất chấp sự phản đối, công ty này đang trên đà phát triển mạnh.

Vào cuối năm 2013, Reiss đã bán phần lớn cổ phần của công ty cho Bain Capital, cho phép công ty mở rộng sản xuất tại Toronto và Winnipeg cũng như mở cửa hàng ở thành phố New York. Việc mở rộng của nó tiếp tục trong bốn năm, và năm 2017, công ty đã phát hành công khai cổ phiếu lần đầu.

Vào ngày đầu tiên giao dịch, cổ phiếu của công ty đã tăng 25% và tiếp tục tăng trong toàn bộ năm 2018. Doanh thu của công ty đã tăng từ 291 triệu USD trong năm 2015 lên 591 triệu USD trong năm 2018, tăng 77%. Năm 2018, công ty chiếm 6% thị trường áo khoác cao cấp, với tổng trị giá lên tới 11 tỷ USD.

Nuôi con cá “huyền thoại” bán được vài chục tỷ, khách thi nhau tìm mua

Năm 2017, từng có con cá loại này được bán với giá lên tới 42 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo BI) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN