Việt Nam nhập từ Ấn Độ loại rau, quả nào nhiều nhất?

Trong khi giá trị nhập khẩu rau quả các tháng đầu năm chỉ tăng 4,1% thì nguồn cung từ Ấn Độ tăng gần 4 lần

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả trong tháng 4 đạt gần 400,6 triệu USD - tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt 1,381 tỉ USD - tăng 17,7% so với cùng kỳ 2022.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả trong tháng 4 đạt 151,6 triệu USD - tăng 1,3% so với cùng kỳ 2022. Lũy kế 4 tháng đầu năm, nhập khẩu rau quả đạt 570 USD - tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu rau quả của Việt Nam đạt 418,7 triệu USD - tăng 4,1% so với cùng kỳ 2022. Về nguồn cung rau quả cho thị trường Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2023, dẫn đầu là Trung Quốc với 40,8% thị phần (tương đương 170,9 triệu USD); tiếp theo là Mỹ với 13,8% thị phần (tương đương 57,9 triệu USD).

Ấn Độ giới thiệu lựu đỏ, hành, tỏi tại một hội chợ diễn ra ở TP HCM

Ấn Độ giới thiệu lựu đỏ, hành, tỏi tại một hội chợ diễn ra ở TP HCM

Số liệu nhập khẩu rau quả gây ngạc nhiên là Ấn Độ với 17,372 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2023 - tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4,15% thị phần từ mức 1% năm ngoái.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngành rau quả Việt Nam xuất siêu nhưng với thị trường Ấn Độ, Việt Nam nhập siêu.

"Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Ấn Độ 49,618 triệu USD, chủ yếu là thanh long nhưng nhập khẩu 53,452 triệu USD các loại: táo, lê, hàng gia vị (hành, tỏi,…). Ấn Độ là cường quốc về rau quả, nhiều mặt hàng có giá thành thấp, giá nhân công rẻ nên rất có lợi thế cạnh tranh; đặc biệt là mặt hàng hành, tỏi giá vô cùng rẻ nên được nhập khẩu về nhiều" – ông Nguyên phân tích.

Cũng theo ông Nguyên, Việt Nam và Ấn Độ chưa có hiệp định thương mại tự do trong lĩnh vực rau quả, hàng xuất nhập khẩu phải chịu thuế nên giao thương chưa xứng với tiềm năng.

"Phía đối tác Ấn Độ rất muốn xuất khẩu nho, lựu sang Việt Nam còn Việt Nam muốn xuất khẩu thêm thanh long vào Ấn Độ. Muốn như vậy, cần có chính sachgiảm thuế nhập khẩu từ 2 bên" – ông Nguyên nhìn nhận.

Nguồn: [Link nguồn]

Người Việt dùng iPhone nhiều nhất, năm 2022 chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu loại này

Năm 2022, điện thoại Iphone, Samsung, Oppo, Xiaomi là những thương hiệu điện thoại được nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam, chiếm 93,43%. Riêng Iphone chiếm 46,05% tổng kim ngạch nhập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Ánh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN