Việt Nam nhập siêu "đặc sản"... cổ, cánh, chân gà
Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu 8.000-9.000 tấn sản phẩm thịt gia cầm, nhưng nhập khẩu khối lượng gấp hơn 10 lần như vậy. Điều đó cho thấy thị trường trong nước cho chăn nuôi gà, vịt là rất lớn.
Thông tin tại hội nghị phát triển chăn nuôi và thúc đẩy xuất khẩu gia cầm mới đây, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết: từ năm 2016-2018, trung bình mỗi năm nước ta nhập khẩu nhập từ 85-128 ngàn tấn thịt gia cầm, với kim ngạch nhập khẩu từ 80-116 triệu USD.
Trong khi đó, xuất khẩu chỉ ở mức 8.000-9.000 ngàn tấn thịt gà chế biến, trứng vịt muối, trứng chim cút đóng lon... với tổng kim ngạch khoảng 18-19 triệu USD.
Đáng chú ý, một tỷ lệ không nhỏ nhập khẩu là cổ, cánh, chân gà..., là phụ phẩm của thịt gà được nhập về từ các thị trường châu Âu.
"Đối với nước ngoài, đó là thứ phẩm nhưng đối với phần đông người dân nước ta và Trung Quốc, đó lại là đặc sản. Xu hướng này mới xuất hiện trong vài năm gần đây", ông Dương cho biết.
So sánh với các sản phẩm thịt khác, sản lượng thịt gia cầm sản xuất trong nước chiếm khoảng 20% trong tổng sản lượng thịt các loại. Gia cầm được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng, với gần 103 triệu con, ít nhất là Tây Nguyên với gần 20 triệu con.
Lãnh đạo ngành chăn nuôi cho biết, trong thời gian tới, ngành chăn nuôi gia cầm có nhiều cơ hội phát triển. Bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt gia cầm ngày càng tăng cao. Chưa kể, thị trường xuất khẩu cũng rất lớn, như trứng vịt xuất sang các nước Đông Nam Á và Nam Á, thịt và gan xuất khẩu sang các nước châu Âu.
Lần đầu tiên trong lịch sử thâm hụt thương mại Việt Nam - Hàn Quốc 6 tháng đầu năm đã vượt thậm hụt thương mại...