Video: Cận cảnh người trồng vải Bắc Giang bị thương lái ép giá, trừ lùi cân

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những ngày này, vải thiều Lục Ngạn đang bước vào thời điểm chính vụ, bên cạnh niềm vui đầu ra thuận lợi, người dân vẫn bị ép giá, trừ lùi cân.

Clip ghi lại hiện trường ép giá, trừ lùi cân trong thu mua vải thiều

Thương lái dùng luật ngầm ép giá, người dân ngậm ngùi

Có mặt tại Lục Ngạn, Bắc Giang trong những ngày gần đây, PV Báo Giao thông ghi nhận cảnh mua, bán, tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn đã diễn ra sôi động, tấp nập.

Các điểm thu mua vải thiều được thương lái Trung Quốc và Việt Nam bố trí dọc QL 31, kéo dài khoảng 40 km từ phố Kim, xã Phượng Sơn đến trung tâm xã Biển Động, huyện Lục Ngạn.

Bên cạnh niềm vui quả ngọt do mình chăm sóc, thu hoạch có đầu ra thuận lợi, thương lái đến tận nơi thu mua, giá ổn định.

Cảnh mua, bán vải thiều trên QL 31, đoạn qua phố Kim, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn.

Cảnh mua, bán vải thiều trên QL 31, đoạn qua phố Kim, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn.

Người dân nơi đây vẫn còn nỗi buồn vì căn bệnh “trầm kha” xảy ra từ nhiều vụ vải thiều trước là thương lái ép giá, trừ lùi cân khi thu mua vải thiều.

Ông Nguyễn Văn Hải, người dân xã Đông Hưng, huyện Lục Nam vận chuyển vải thiều hơn 5 km lên phố Kim, xã Phương Sơn, huyện Ngạn để bán nhưng bị điểm cân trừ lùi 10 kg/100 kg vải thiều.

“Họ đưa ra lý do là vải có nhiều quả hỏng, cuống dài, còn sót lá... để trừ lùi cân. Tôi chỉ đồng ý trừ từ 3 đến 5 kg/100 kg nhưng họ không đồng ý, vẫn yêu cầu thực hiện theo “luật ngầm” do các thương lái tự đề ra”, ông Hải buồn bã nói.

Việc mua bán vải thiều diễn ra ngay trên lòng đường khiến QL 31 thường xuyên ách tắc cục bộ, phương tiện di chuyển khó khăn.

Việc mua bán vải thiều diễn ra ngay trên lòng đường khiến QL 31 thường xuyên ách tắc cục bộ, phương tiện di chuyển khó khăn.

Theo người dân, một số điểm cân tại xã Quý Sơn, Giáp Sơn, Phì Điền, huyện Lục Ngạn còn trừ lùi từ 12 đến 15 kg/100 kg. Dù không đồng ý nhưng người trồng vải thiều vẫn phải chấp nhận vì sau khi được đưa lên bàn cân, vải thiều sẽ được đổ ngay ra điểm tập kết của thương lái, dù không đồng ý bán, người dân cũng không thể lấy lại quả.

Bên cạnh việc trừ lùi cân, tình trạng ép giá vải thiều cũng diễn ra. Theo đó, nhiều trường hợp khi thỏa thuận, người mua đưa ra giá cao nhưng khi trả tiền lại là mức giá thấp hơn. Đã có nhiều cuộc cãi vã xảy ra nhưng phần thắng thường thuộc về các thương lái với người đông, thế mạnh.

Bên cạnh việc thu hoạch, tiêu thụ, người dân Lục Ngạn còn lo việc bị thương lái ép giá, trừ lùi cân.

Bên cạnh việc thu hoạch, tiêu thụ, người dân Lục Ngạn còn lo việc bị thương lái ép giá, trừ lùi cân.

Lập 2 tổ công tác liên ngành xử lý mua gian bán lận

Ông Trương Văn Bình, Trưởng thôn Muối, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết: “Dù bị ép giá, trừ lùi cân nhưng do vải thường chín rộ, người dân phải chạy đua, tiêu thụ trong khoảng 1 tháng. Lợi dụng điểm yếu này, các thương lái đã mặc sức chèn ép, nếu mình không bán, để lâu, quả cũng sẽ hỏng nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Người dân đã nhiều lần phản ánh, đề nghị chính quyền vào cuộc xử lý nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn”.

Trao đổi với PV về vụ việc này, ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, vấn đề này đã được người dân nhiều lần phản ánh, UBND huyện cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện đúng hướng dẫn của người mua để hạn chế việc trừ lùi cân khi thu mua vải thiều. Cùng đó, UBND huyện cũng thành lập 2 tổ công tác liên ngành tích cực tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp mua gian, bán lận trong thu mua vải thiều.

Ông Đào Nguyên Sơn, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang khẳng định: Cục đã chỉ đạo lực lượng tham gia các tổ công tác liên ngành của huyện Lục Ngạn tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng trên.

Khi xảy ra tình trạng ép cân, ép giá, gian lận thương mại thì đề nghị người dân trình báo ngay cho lực lượng chức năng để kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm.

Dân nhậu săn lùng đặc sản “tôm bay” giá 250.000 đồng/kg, dân buôn bán cả tạ mỗi ngày

Được coi là “tôm bay” bởi những con châu chấu có nguồn gốc từ khắp các cánh đồng thôn quê trở thành món nhậu đắt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Thương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN