Vì sao nhiều quán cà phê, quán ăn tại TP HCM chưa thể quay lại hoạt động dù đã cho phép bán tại chỗ?

Nhiều quán vẫn đang tất bật chuẩn bị chỉn chu để có thể quay lại hoạt động, bên cạnh đó, nhiều chủ kinh doanh chia sẻ vẫn chưa thể tìm được lao động để mở cửa kinh doanh.

Từ ngày 28/10, TP HCM chính thức có quyết định cho hàng quán được phục vụ ăn uống tại chỗ, từ sáng, nhiều quán xá đã rộn ràng mở cửa sau nhiều tháng chỉ được bán mang đi, tuy nhiên nhiều quán hiện tại vẫn đóng im ỉm.

Nhiều quán cà phê ở Quận 1 đông nghẹt sáng 28/10.

Nhiều quán cà phê ở Quận 1 đông nghẹt sáng 28/10.

Anh Vĩnh Hy (chủ quán cà phê Animus, quận Phú Nhuận) chia sẻ, có thể đến giữa tháng 11/2021 quán anh mới có thể hoạt động trở lại vì hiện tại anh vẫn chưa tìm được nhân viên.

"Trước dịch, hầu hết nhân viên của tôi là sinh viên từ các tỉnh. Khi dịch bùng phát các bạn xin phép nghỉ việc về quê nên quán đóng cửa từ đó tới nay, tôi cũng không duy trì việc bán online vì trước giờ quán tôi chủ yếu bán cho khách quen ngồi lại làm việc, không có thương hiệu để khách có thể mua mang về. Hiện tại, tôi vẫn chưa thể tìm được nhân viên để quán có thể quay lại hoạt động", anh Hy chia sẻ.

Một số quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đóng cửa im ỉm.

Một số quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đóng cửa im ỉm.

Anh Vĩnh Hy cho biết thêm, quán cà phê anh mở ra chưa bao lâu thì dịch bùng lên, tiền mặt bằng phải chi trả hằng tháng khoảng 20 triệu đồng kéo dài nhiều tháng nay. Hiện tại, trước quyết định của thành phố về việc cho phép bán tại chỗ khiến anh rất vui mừng, tuy nhiên, mọi chuyện vẫn còn khó khăn vì chưa tìm được lao động.

Anh Đoàn Nhựt Phi (chủ quán Bò Sốt Nhà Gỗ, quận Bình Thạnh) cho biết, hiện tại, anh chưa thể mở cửa trong ngày 28/10 do quán anh đóng cửa nhiều ngày, cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị thật chỉnh chu trước khi đón khách đến quán.

"Đóng cửa nhiều tháng nên hệ thống điện của quán ăn gặp một số trục trặc cần phải bảo trì, tôi muốn quán phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và chỉnh chu trước khi quay trở lại phục vụ khách tại quán. Bên cạnh đó, quyết định của thành phố đưa ra sớm hơn tôi dự định, tôi khoảng tháng 11 thì mới có thể cho khách ngồi lại tại quán nên không quá vội. Hiện tại, quán tôi vẫn đang tuyển dụng nhân viên liên tục để có thể đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng khi quán ăn đi vào hoạt động", anh Nhựt Phi chia sẻ.

Quán ăn của anh Nhựt Phi đã dọn dẹp sẵn sàng mở cửa vào đầu tháng 11.

Quán ăn của anh Nhựt Phi đã dọn dẹp sẵn sàng mở cửa vào đầu tháng 11.

Anh Nhựt Phi cũng cho biết thêm, ngoài quán ăn Bò Sốt Nhà Gỗ chuyên về các món ăn chế biến từ thịt bò, anh Phi còn có thêm 2 quán cà phê, hiện tại chỉ có một quán có thể hoạt động lại được vào ngày 28/10.

Anh Nhựt Phi cũng cho biết thêm, ngoài quán ăn Bò Sốt Nhà Gỗ chuyên về các món ăn chế biến từ thịt bò, anh Phi còn có thêm 2 quán cà phê, hiện tại chỉ có một quán có thể hoạt động lại được vào ngày 28/10.

"Tiền mặt bằng của cả 3 quán ăn, quán cà phê mỗi tháng giao động tầm 100 triệu dù chủ nhà đã có giảm rồi nên tôi rất mong ngày thành phố có thể cho mở lại. Trước đó, quán cà phê thì phục vụ bán mang về nhưng chỉ ở mức duy trì thôi, từ ngày 25/10 tôi còn bán mang về lẩu đuôi bò nữa, tất cả đều để có thể duy trì 3 quán đến khi chính thức mở cửa hoạt động", anh Phi bộc bạch.

Khác với anh Phi, anh Nguyễn Tất Thành (chủ quán cà phê Di Linh Farm café & bistro, quận Bình Thạnh) cho biết, hiện tại dù có đủ nhân viên để duy trì mở bán nhưng anh vẫn đang tuyển dụng nhân viên liên tục. Để có nhân viên, từ nhiều tháng nay, anh đã cố gắng thuyết phục nhân viên ở lại, bên cạnh đó thuê nhân viên từ sớm để chuẩn bị sẵn sàng mở cửa hoạt động.

Quán cà phê của anh Thành tuyển nhân viên liên tục, nhiều quán nhân viên chỉ ở mức cầm chừng.

Quán cà phê của anh Thành tuyển nhân viên liên tục, nhiều quán nhân viên chỉ ở mức cầm chừng.

"Tôi có 6 quán cà phê, 2 quán ở quận Gò Vấp và 4 quán ở quận Bình Thạnh. Chi phí tôi duy trì 6 quán này trong dịch giao động khoảng hơn 200 triệu đồng/tháng đã được giảm nên thật tâm khi thành phố cho bán ngồi lại tôi rất vui. Tất cả 6 quán hiện nay đều có nhân viên duy trì vì trong suốt các tháng dịch tôi đã phải thuyết phục nhân viên ở lại trong quán ít nhất 1 người/quán có trả lương. Lúc thành phố rục rịch cho quán bán tại chỗ ngày 25/10 là trước đó tôi đã thuê đủ nhân viên phục vụ, pha chế, bảo vệ…nhưng sau đó thì không thực hiện. Tuy vậy, tôi vẫn giữ tất cả các vị trí lại bởi vì nếu như thành phố cho bán tại chỗ bất ngờ thì mình có người ngay, và hiện tại thì tôi đã đúng", anh Thành chia sẻ.

Tối 27/10, Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng đã ký công văn khẩn gửi Sở Công thương và các sở, ngành liên quan về cho phép các hàng quán kinh doanh ăn uống được phục vụ tại chỗ từ ngày 28/10 đáp ứng các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19. Hoạt động của hàng quán phải được tổ chức đảm bảo an toàn, trừ nhà hàng tổ chức tiệc cưới, nhà hàng tại các cơ sở lưu trú, cơ sở tham quan phục vụ khách du lịch, đề xuất các hàng quán khác phải đóng cửa trước 21h hằng ngày và được phục vụ tối đa 50% công suất. Hàng quán không bán, không sử dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn, cho phép Quận 7 và TP Thủ Đức được thí điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán, sử dụng đồ uống có cồn. Thời gian thực hiện thí điểm hết ngày 15/11.

Thực hư việc nuôi lợn lấy răng nanh, phục vụ thú chơi “đốt tiền” của giới nhà giàu

Những chiếc nanh heo ngày càng được nhiều người coi là “bùa hộ mệnh” và chi cả “đống tiền” để lùng mua bằng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Quyên ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN