Vì sao Mỹ phải “dốc hầu bao” giải phóng 50 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược?
Giá dầu liên tiếp lập đỉnh tác động mọi mặt đến nền kinh tế đứng đầu thế giới, buộc Mỹ phải có các giải pháp cấp bách nhằm hạ nhiệt giá dầu, nhất là sau khi OPEC “phớt lờ” lời kêu gọi của Mỹ trong cơn khát dầu.
Vừa qua, Tổng thống Biden tuyên bố giải phóng 50 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược (SPR), một khối lượng lớn nhất trong lịch sử của Mỹ từ trước đến nay, đồng thời kêu gọi 5 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh cùng hưởng ứng, giải phóng tổng cộng 65-70 triệu thùng dầu thô, tuy nhiên giá dầu vẫn không giảm mà còn tăng lên.
Trên thực tế, 20 năm trước, Mỹ đã giải phóng 29 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược, khiến giá dầu giảm mạnh gần 30%. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa kế hoạch SPR lần này với năm 2000 của Mỹ đó là chính quyền Biden muốn thông qua việc giải phóng kho dầu dự trữ, kiềm chế giá xăng dầu đang tăng cao trong nước. Có điều, các chuyên gia lại cho rằng, tình trạng giá xăng dầu tăng cao và lạm phát như hiện nay là do việc in tiền một cách điên cuồng ở một số quốc gia, và rất khó có thể thay đổi tình trạng cung cấp năng lượng hiện nay.
Trước đó, ngày 23/11, Tổng thống Biden đã kêu gọi liên kết với các nước tiêu thụ nhiều năng lượng để cùng đưa ra kế hoạch SPR, nhưng vẫn không thể ngăn được xu hướng tăng cao của giá dầu quốc tế. Cùng ngày, giá dầu thô New York và dầu thô Brent lần lượt tăng 2,5% và 3,3%.
Tại sao giá dầu quốc tế lại tăng thay vì giảm? Nguyên nhân là do trước khi công bố thông tin này, thị trường đã phản ứng nhanh chóng và giải quyết được những điều tiêu cực, việc Mỹ đưa ra biện pháp xả lượng dầu dự trữ chiến lược thấp hơn kỳ vọng của thị trường cũng có thể là một nguyên nhân quan trọng.
Theo dự báo của thị trường, ngoài 50 triệu thùng do Mỹ giải phóng, Ấn Độ cũng đã công bố kế hoạch giải phóng 5 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược, Nhật Bản giải phóng 4 triệu thùng. Nếu như Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh cũng đồng ý tham gia, thì trong thời gian ngắn sẽ có tổng cộng khoảng 65-70 triệu thùng dầu thô được giải phóng, trong khi nhu cầu sử dụng dầu hàng ngày trên toàn thế giới là khoảng 100 triệu thùng.
Để phản đối kế hoạch SPR của Tổng thống Biden, những người trong cuộc tiết lộ rằng, Ả Rập Xê-út và Nga, hai quốc gia hàng đầu của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, OPEC +, đang cân nhắc việc tạm ngừng tăng sản lượng hiện tại. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên khác như UAE và Kuwait lại không đồng ý việc ngừng mở rộng sản xuất. Các nhà phân tích cảnh báo rằng, việc Mỹ kêu gọi các nước khác cùng nhau xả dầu dự trữ có thể khiến cho mối quan hệ giữa Washington và Saudi Arabia càng thêm căng thẳng.
Theo Daily Economic News, dựa theo kinh nghiệm lịch sử, Mỹ giải phóng kho chứa dầu dự trữ chiến lược thường là trong các trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, khủng hoảng tài chính và bão lũ. Chỉ có năm 2000, Mỹ xả kho dầu dự trữ là do giá dầu sưởi ấm vào mùa đông quá cao. Vào thời điểm đó, trong vòng nửa năm, Mỹ đã giải phóng 29,074 triệu thùng dầu thô, khiến giá dầu của Mỹ giảm từ mức cao nhất 36,95 USD/thùng xuống còn 26,29 USD( ngày 30/3/2001), mức độ giảm lên tới 28,8%.
Lần này, động cơ khiến cho Mỹ giải phóng kho chứa dầu dự trữ cũng giống với năm 2000, tuy nhiên điều khác biệt nằm ở chỗ chính quyền Biden muốn nhân cơ hội này để kiềm chế tình trạng giá xăng dầu tăng cao trong nước. Gần đây, giá xăng thông thường ở California đã tăng hơn 4,68 USD/gallon, lập mức cao kỉ lục kể từ tháng 10/2012.
Han Xiaoping, Giám đốc thông tin của Mạng lưới Năng lượng Trung Quốc đã phân tích rằng: nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng và lạm phát như hiện nay là do việc in tiền một cách điên cuồng ở một số quốc gia. Đồng thời, mối quan hệ căng thẳng giữa các nước sản xuất dầu lớn như Hoa Kỳ, Venezuela, Iran,… vẫn chưa dịu xuống, dầu thô mà các nước này sản xuất rất khó có thể giải phóng được và tình trạng cung cấp năng lượng eo hẹp cũng khó có thể thay đổi được hoàn toàn.
Nguồn: [Link nguồn]
Tuần qua, giá vàng thế giới lao dốc không phanh bất chấp nỗi lo sợ biến chủng mới của virus Corona vẫn đang bao trùm.