Vì sao chưa công bố nguyên nhân 30 lô sầu riêng nhiễm Cadimi?
Thời hạn mà Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các địa phương và doanh nghiệp báo cáo, xác định nguyên nhân việc sầu riêng nhiễm Cadimi là trước ngày 1/4. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Cục Bảo vệ thực vật cho biết vẫn chưa có kết luận.
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 12/4, đại diện Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) xác nhận, đến thời điểm này các địa phương đã có báo cáo gửi về Cục.
Theo vị này, kết luận cuối cùng về nguyên nhân việc sầu riêng nhiễm Cadimi vẫn chưa có "do phải điều tra thêm". Ngay khi có kết quả, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tổ chức họp báo thông tin trước dư luận.
Một lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói với PV Tiền Phong: "Hiện đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật đi kiểm tra tại các địa phương chưa về. Việc báo cáo là của địa phương. Ở góc độ cục và bộ, cần phải lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm có kết quả mới kết luận được".
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I của Bộ NN&PTNT, nói về nguyên nhân sầu riêng nhiễm Cadimi, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do nguồn đất bị nhiễm cadimi hoặc do nguồn nước, khí thải từ nhà máy. Cũng có thể do sau thu hoạch, nguồn nước rửa sản phẩm nhiễm Cadimi. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá câu trả lời của đại diện Cục Bảo vệ thực vật có vấn đề và chưa đúng bản chất.
Người trồng sầu riêng cả nước hiện rất quan tâm đến nguyên nhân sầu riêng nhiễm Cadimi.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới - cho PV Tiền Phong biết, cadimi xuất hiện chủ yếu ở trong phân bón DAP và người dân rất ưa sử dụng loại phân bón này để bón cho sầu riêng do nó giúp tăng trưởng nhanh. Ông Nghĩa cũng đặt câu hỏi: Tại sao Cục Bảo vệ thực vật không dám đề cập để khả năng quan trọng nhất này?
Năm 2023, dư luận xôn xao về tình trạng các lô hàng phân bón DAP nhập khẩu từ Hàn Quốc (trong tháng 6 và 7) vượt dư lượng Cadimi được tuồn vào Việt Nam. Thời điểm đó, sau khi truyền thông phản ánh, một doanh nghiệp nhập khẩu phân bón DAP Hàn Quốc phải ra thông báo thu hồi sản phẩm. Cục Bảo vệ thực vật cũng lập đoàn công tác kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm nhưng đến thời điểm này vẫn không công bố kết quả kiểm tra các lô phân bón có dấu hiệu vượt dư lượng Cadimi.
Theo các chuyên gia, việc sầu riêng Việt nhiễm Cadimi vừa qua (lúc còn phát triển) cũng rất trùng hợp với thời gian nhập khẩu phân bón.
Được biết, liên quan đến vụ sầu riêng nhiễm Cadimi, Thủ tướng đã chỉ đạo lãnh đạo Bộ NN&PTNT yêu cầu cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Màu sắc đặc biệt khiến loại sầu riêng này được nhiều người chú ý. Giá cả cũng không quá đắt đỏ.
Nguồn: [Link nguồn]