Vật giá ''leo thang'' theo xăng dầu, nhân viên văn phòng Thủ đô phải làm thêm đủ nghề để tăng thu nhập

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngoài công việc chính, không ít nhân viên văn phòng ở Hà Nội đảm nhiệm thêm các nghề phụ như bán đồ ăn vặt, mỹ phẩm... nhằm tăng thêm thu nhập.

Trong bối cảnh giá tất cả mặt hàng thiết yếu lần lượt tăng cao thì ngoài công việc chính, không ít nhân viên văn phòng ở Hà Nội đảm nhiệm thêm các nghề phụ như bán đồ ăn vặt, mỹ phẩm... nhằm tăng thêm thu nhập để bù vào các khoản chi tiêu "vượt giá".

Chị Nguyễn Thị Liên (32 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là điển hình.

Với thâm niên gần 10 năm làm công việc hành chính, chị Liên luôn tự tin về số tiền lương ổn định hằng tháng của mình cộng thêm tiền lương, thưởng của chồng, đủ để chi trả các loại phí sinh hoạt thường ngày.

Đa số các mặt hàng thiết yếu như đường, nước mắm, dầu ăn,.. đều tăng giá khiến chị Liên phải làm thêm đồ ăn vặt để tăng thêm thu nhập. Ảnh: NVCC

Đa số các mặt hàng thiết yếu như đường, nước mắm, dầu ăn,.. đều tăng giá khiến chị Liên phải làm thêm đồ ăn vặt để tăng thêm thu nhập. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, kể từ khi các thành viên trong gia đình lần lượt “trở thành F0” cộng thêm vật giá tăng dần, chị Liên buộc phải tính toán lại số tiền đã chi tiêu trong thời gian vừa qua và siết chặt chi tiêu trong thời gian tới. 

Chị Liên cho biết: "Gia đình tôi còn khoản nợ nhà phải chi trả hàng tháng cho phía ngân hàng là 5 triệu đồng, cộng thêm chi phí sinh hoạt, chi phí cho các vật tư y tế, thuốc trong thời gian gia đình 4 người mắc COVID-19 tự cách ly và điều trị tại nhà nên thời qua, gia đình tôi tiêu tốn nhiều tiền".

Song, khi giá tất cả các mặt hàng đều “nương theo” giá xăng dầu, chị Liên cảm thấy xoay sở không kịp.

Bánh tráng cuộn nướng là một trong các món đồ ăn vặt được chị Liên tranh thủ làm ngoài giờ hành chính để tăng thêm thu nhập, trang trải chi tiêu gia đình giữa Thủ đô. Ảnh: NVCC

Bánh tráng cuộn nướng là một trong các món đồ ăn vặt được chị Liên tranh thủ làm ngoài giờ hành chính để tăng thêm thu nhập, trang trải chi tiêu gia đình giữa Thủ đô. Ảnh: NVCC

“Té nước” theo xăng, dầu ăn tăng giá mạnh

“Té nước” theo xăng, dầu ăn tăng giá mạnh

“Trước đây, tôi mua chai dầu ăn 1 lít có giá chỉ 43.000 đồng nhưng bây giờ, giá lên đến gần 55.000 đồng/lít. Các mặt hàng thiết yếu dành cho nhà bếp như đường, nước mắm, hạt nêm... cũng theo tăng dần. Thay vì tiêu tốn 500.000 đồng tiền sắm gia vị thì mỗi tháng như trước đây, thì bây giờ, tôi phải mất thêm khoảng 150.000 đồng nữa mới đủ chi tiêu”, chị Liên cho hay.

Nhận thấy hàng hóa, thực phẩm đang tăng giá từng ngày, đồng thời vấn đề chi tiêu đã vượt quá ngân sách dự tính, chị Liên bắt buộc phải "thắt lưng buộc bụng" hơn trước đó.

Để tiết kiệm chi tiêu và có thêm thu nhập trang trải khoản nợ và chi tiêu, chị Liên đã quyết định làm thêm món ăn vặt là bánh tráng cuộn để bán trong nhóm chung cư, đồng nghiệp và người dân khu vực lân cận. 

Chị Liên cho biết: “Nguyên liệu rất đơn giản, gồm có bánh đa, hành khô, ngô hạt, tương ớt, rau thơm… Tôi thường sơ chế nguyên liệu từ đêm hôm trước đến sáng dậy có đơn hàng là tôi chuẩn bị cho khách. Do có bà ngoại hỗ trợ nên sự vất vả cũng không đáng kể”.

Theo chị Liên, với một suất bánh tráng cuộn có giá bán là 20.000 đồng/cuộn/hộp đủ để một người ăn. Đây là món ăn được các bé trong khu chung cư yêu thích, làm nên thành phẩm cũng không quá cầu kỳ nên chị Liên hoàn toàn có thể đảm đương cùng lúc hai công việc để tạo thêm thu nhập. 

Để tiết kiệm, chồng chị Thu chỉ dám lựa chọn loại trái cây vừa túi tiền. Ảnh: Mỹ Duyên

Để tiết kiệm, chồng chị Thu chỉ dám lựa chọn loại trái cây vừa túi tiền. Ảnh: Mỹ Duyên

Tương tự, vợ chồng anh Đoàn Quý (42 tuổi) và chị Hoài Thu (38 tuổi) nhân viên văn phòng tại một nhà xuất bản ở Hà Nội cũng rơi vào tình cảnh khó khăn khi giá cả thị trường “leo thang” từng ngày. 

5 người (ba thế hệ) trong gia đình, anh Quý phụ thuộc vào đồng lương văn phòng vỏn vẹn gần 15 triệu đồng của cả hai vợ chồng. 

Giá nhiên liệu tăng cao ở đỉnh dịch, lao động nghèo "oằn mình" mưu sinh giữa Thủ đô

Giá nhiên liệu tăng cao ở đỉnh dịch, lao động nghèo "oằn mình" mưu sinh giữa Thủ đô

Mẹ chồng chị Thu đã lớn tuổi và không có lương hưu. Nửa năm nay, bà bắt đầu xuất hiện căn bệnh tiểu đường. Chỉ riêng tiền thuốc, mỗi tháng gia đình chị Thu phải chi thêm khoảng 1.000.000 đồng. Thêm dịch bệnh xảy ra và hai con đều đang tuổi đi học, hai vợ chồng chị Thu dường như đã “cạn" tiền tích góp sau khi mua sắm máy tính và điện thoại thông minh cho các con học online.

Chị Thu cho biết: “Thực hiện thắt chặt chi tiêu, tôi và chồng quyết định không ăn cơm ở cơ quan mà tự nấu ở nhà, bỏ vào hộp mang đi”.

“Nếu hai vợ chồng ăn ở cơ quan hết gần 100.000 đồng/bữa thì mang cơm đi chỉ hết khoảng 50.000 đồng. Ngoài ra, trong bối cảnh giá xăng “leo thang”, vợ chồng tôi đi chung 1 xe đến chỗ làm để đỡ được đồng nào hay đồng đó”, chị Thu chia sẻ thêm.

Để có thêm tiền trang trải chi phí sinh hoạt, chị Thu làm cộng tác viên bán hàng online cho một cửa hàng mỹ phẩm. 

Trung bình mỗi tháng chị có thêm thu nhập từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng, tùy vào số lượng sản phẩm bán được. Mặc dù số tiền làm thêm không nhiều nhưng đã phần nào giảm  bớt “gánh nặng” chi tiêu trên vai của 2 vợ chồng công chức.

Các mặt hàng thiết yếu tăng giá càng tăng thêm áp lực chi tiêu với người thu nhập thấp. Ảnh: Mỹ Duyên

Các mặt hàng thiết yếu tăng giá càng tăng thêm áp lực chi tiêu với người thu nhập thấp. Ảnh: Mỹ Duyên

Việc hàng hoá thiết yếu tăng giá đồng loạt không chỉ gây áp lực lớn đối với người tiêu dùng, người có thu nhập mức trung bình mà với người thu nhập thấp như công nhân, để "ứng phó" với chi tiêu tại Thủ đô là cả một bài toán. Đặc biệt là với gia đình có người lớn tuổi, mang nhiều bệnh nền.

Chị Nguyễn Thị Linh (43 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, là công nhân của một nhà xưởng xẻ gỗ, số tiền lương công nhân nhận về mỗi tháng của cả hai vợ chồng chỉ vỏn vẹn hơn 11 triệu đồng.

Nếu như trước đây, số tiền này vừa đủ để vợ chồng chị Linh chăm lo cho bố mẹ chồng lớn tuổi, cộng thêm hai con ăn học và chi phí sinh hoạt, thuê phòng trọ tại Hà Nội. Song, ở thời điểm hiện tại, dù đã tằn tiện nhưng chi tiêu và hai vợ chồng nhận thêm công việc ship hàng mỗi khi rảnh rồi nhưng chị Linh vẫn chật vật hàng tháng lo sinh hoạt phí cho gia đình. 

Ảnh: Đêm không ngủ nơi chợ cá 20 năm tuổi trong lòng TP Đồng Hới

Trong đêm dài tĩnh mịch, ở một góc thành phố Đồng Hới, chợ cá đêm Nhật Lệ vẫn sáng đèn với tiếng người, tiếng máy. Nơi đó hàng trăm con người đang mưu sinh hằng chục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồ Thành - Mỹ Duyên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN