Vắc xin chữa Covid-19 đầu tiên do Nga sản xuất có giá bao nhiêu?
Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn vắc xin COVID-19 sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người, một động thái được Moscow ca ngợi là bằng chứng về năng lực khoa học của nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/8 cho hay Bộ Y tế nước này đã phê chuẩn vắc xin Covid-19 đầu tiên của thế giới, được đặt tên là Sputnik V. Loại vắc xin này vẫn phải hoàn thành các thử nghiệm cuối cùng, làm dấy lên lo ngại của một số chuyên gia về tốc độ phê duyệt, nhưng tập đoàn kinh doanh Nga Sistema cho biết họ dự kiến sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt vào cuối năm nay.
Vắc xin này do Viện Gamaleya của Nga phát triển. Ông Putin khẳng định Sputnik V hứa hẹn khả năng “miễn dịch lâu dài” và cho biết một con gái của mình đã được tiêm chủng, hiện vẫn có sức khỏe tốt. Các nhân viên y tế Nga đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 sẽ có cơ hội tình nguyện tiêm vắc xin trong những tuần tới.
Vắc xin sẽ được ưu tiên cho nhân viên y tế (Nguồn: Economic Times)
Việc phê duyệt theo quy định mở đường cho chiến dịch tiêm chủng hàng loạt cho người dân Nga và các nhà chức trách hy vọng nó sẽ cho phép nền kinh tế, vốn đã bị tàn phá bởi virus, có thể phục hồi trở lại.
Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ tài sản chủ quyền của Nga, ca ngợi sự phát triển này là một “khoảnh khắc Sputniz lịch sử”, có thể so sánh với việc Liên Xô phóng Sputnik 1, vệ tinh đầu tiên trên thế giới, vào năm 1957.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty R-Pharm (Nga) Alexei Repik tiết lộ vắc xin Covid-19 Nga định cung cấp cho các nước sẽ ở mức giá ít nhất là 10 USD (hơn 230.000 đồng) cho 2 liều. Sau đó, giá vắc xin Covid-19 có thể sẽ thấp hơn, theo ông Repik. R-Pharm là một trong những công ty dược lớn nhất ở Nga, theo tạp chí Forbes.
“Theo ước tính của chúng tôi, giá vắc xin Covid-19 sẽ ít nhất là 10 USD/2 liều đối với thị trường xuất khẩu. Những liều đầu tiên rất có khả năng sẽ có giá đắt hơn”, ông Repik cho hay hôm 12/4.
Tuy nhiên, Hiệp hội các tổ chức thử nghiệm lâm sàng (ACTO) có trụ sở tại Moscow, một cơ quan thương mại đại diện cho các nhà sản xuất thuốc hàng đầu thế giới tại Nga trong tuần này đã thúc giục Bộ Y tế hoãn phê duyệt cho đến khi thử nghiệm cuối cùng được hoàn thành thành công.
Duncan Matthews, giáo sư chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ tại Đại học Queen Mary ở London, cho biết tin tức về một loại vắc-xin COVID-19 tiềm năng sẽ được hoan nghênh, "nhưng an toàn phải là ưu tiên".
Hơn 100 loại vắc-xin khả thi đang được phát triển trên khắp thế giới để cố gắng ngăn chặn đại dịch Covid-19. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất bốn loại đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên người.
Nguồn: [Link nguồn]
Những dịch vụ này đều có mức giá phải chăng, lại tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể.