Từng bơi đầy đồng, con vật vẻ ngoài ghê rợn này giờ có giá cả chục nghìn đô

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Lươn là loài động vật quen thuộc tại các vùng nông thôn châu Á trong hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt lươn Nhật Bản đã giảm hơn 75% kể từ năm 1980, vì vậy giá cả có thể thay đổi nhiều qua mỗi năm. Vào tháng 1 năm 2018, lươn non hay còn gọi là lươn thủy tinh có giá khoảng 35.000 USD/kg.

Lươn châu Âu, tên khoa học là Anguilla anguilla, còn được gọi là lươn thủy tinh vì cơ thể trong suốt, có nguy cơ bị khai thác quá mức do nhu cầu gia tăng từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, nơi chúng được coi là món ăn đặc sản và giúp tăng cường sinh lý.

Từng bơi đầy đồng, con vật vẻ ngoài ghê rợn này giờ có giá cả chục nghìn đô - 1

Vào tháng 1 năm 2018, một kg lươn con có giá khoảng 35.000 USD. Con số này cao hơn cá ngừ vây xanh và gần bằng giá vàng vào thời điểm đó. Nhưng có được những con lươn con này mới chỉ là bước khởi đầu. Có thể mất một năm nuôi dưỡng để chúng đạt đến mức cân nặng đủ để xuất ra thị trường.

Người nông dân tại châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng đã ăn thịt lươn từ hàng nghìn năm nay. Những nhà hàng như thế này có thể xuất bán 40 đến 50 tấn lươn mỗi năm. Lươn Nhật Bản, hay Anguilla japonica, có thể được tìm thấy trên khắp Đông Á, nhưng việc đánh bắt quá mức và thay đổi môi trường sống đã khiến số lượng bị suy giảm rất nhiều. Kể từ năm 1980, sản lượng đánh bắt lươn toàn cầu đã giảm hơn 75%, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến giá cả.

Không giống như các loại hình đánh bắt khác, phần lớn những con lươn này được nuôi chứ không phải đánh bắt khi trưởng thành. Những con lươn non, được gọi là lươn thủy tinh, được đánh bắt ngoài tự nhiên và được nuôi trong những trang trại. Không có trang trại nào có thể thực hiện quá trình sinh sản lươn con hiệu quả trong điều kiện nuôi nhốt. Vì vậy, người nuôi phụ thuộc vào việc đánh bắt lươn non để kiếm lời.

Sau chi phí mua lươn giống, việc cho lươn ăn là phần tốn kém nhất. Mỗi ngày công nhân cho lươn ăn 2 đến 3 lần. Đó là hỗn hợp của bột cá, lúa mì, bột đậu nành và dầu cá. Sau 6 đến 12 tháng, lươn con sẽ đạt mức kích thước đủ lớn để xuất bán. Công nhân dỡ lươn và phân loại theo kích cỡ để xác định nơi chúng sẽ được bán ra. Những người thợ có kinh nghiệm có thể nhanh chóng nhận ra sự khác biệt chỉ bằng cảm nhận.

Ở Nhật Bản, lươn được ăn quanh năm, nhưng mức tiêu thụ cao nhất vào mùa hè và nó trở thành một phần quan trọng của một số nền kinh tế địa phương. Nhưng nhu cầu cao đã gây ra vấn đề lo ngại. Vào năm 2014, lươn Nhật Bản được xếp vào diện nguy cấp do sản lượng đánh bắt quá cao.

Đã có những nỗ lực để cải thiện số lượng lươn con, như điều chỉnh hoạt động đánh bắt, thả lươn trưởng thành trở lại môi trường nước tự nhiên và nghiên cứu cách ấp trứng trong các trang trại. Tuy nhiên, tương lai của loại lươn này vẫn chưa rõ ràng và giá có thể sẽ tăng theo nhu cầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại rau trước mọc ở bờ rào, dân đem về trồng mỗi tháng có tiền triệu ”vào túi”

Loại rau này được đánh giá ngon và hiện nay đã được đưa vào nhà hàng để bán cho khách.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo BI) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN